Tuesday, August 10, 2010

Viễn Đông Phỏng Vấn

Kính Thưa Quý Chiến hữu.


Tối hôm qua ngày 8/8/2010 HCTSQ miền Nam CA (cá nhân tôi) nhận được điện thoại từ bà Quả Phụ Hồ Ngọc Cẩn nhờ tôi thông báo đến quý Chiến Hữu về lá thư mời của Ông Lê Nguyễn Thiện Truyền viếng thăm mộ phần của chồng bà là CTSQ Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn vì bà là thành viên của Hội Cựu Thiếu Sinh Quân nên nhờ tôi thông báo đến quý chiến hữu. Nguyên văn trên điện thoại như sau:


1. Gia Đình của chúng tôi hoàn toàn không đồng ý, và chịu trách nhiệm về việc tổ chức viếng thăm mộ phần của Chồng, Cha, và ông Nội của chúng tôi là CTSQ ĐT Hồ Ngọc Cẩn do ông Lê Nguyễn Thiện Truyền tổ chức.
2. Chồng tôi CTSQ Đ/T Hồ Ngọc Cẩn cũng như nhiều biết bao chiến hữu khác trong QL/VNCH đều nguyện Vị Quốc Vong Thân cho Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa thân yêu, vì chồng tôi khuất đã lâu nên chúng tôi chỉ muốn Người được âm thầm an nghĩ thanh thơi như bao nhiêu chiến hữu khác của chồng tôi không màng danh lợi, và cũng không muốn bất cứ ai lợi dụng hay vinh danh tên tuổi của của người đã khuất.


Vì lá thư mời của ông Truyền có thể làm nhiều người hiểu lầm là gia đình của Chị Hồ Ngọc Cẩn đồng ý chuyện nầy và vì HCTSQ miền Nam CA là thành viên của LHCCHS nên tôi kính thông báo đến quý chiến hữu để giúp phổ biến rộng rãi để minh xác đến quý hội viên của quý hội Gia dình Chị H.N,Cẩn vàHội CTSQ miền nam CA không đồng ý và dính dáng đến vụ việc nầy.


Kính Thông Báo
Đại diên cho Gia Đình bà Quả Phụ Hồ Ngọc Cẩn
HT/ HCTSQ miền Nam CA
CTSQ Phan Ngọc Luong

Saturday, April 3, 2010

Vài Nét Về Một Anh Hùng


Năm 1966, khi đọc trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện, Đại Nam Nhất Thống Chí viết về “Ngụy Tây Sơn,” có nhiều nghi vấn trong những trận đánh giữa Vua Quang Trung và Vua Gia Long tại rừng U Minh, tôi nảy ra ý xuống vùng tận cùng của đất nước này tìm hiểu thêm. Bấy giờ đang xảy ra vụ biến động tại miền Trung “các thầy mang bàn thờ xuống đường,” chiến cuộc tại miền Tây cực kỳ sôi động, mẹ tôi, bà má má (vú nuôi) cực lực phản đối vì đi như vậy dễ tiêu dao miền Cực Lạc lắm. Nhưng bố tôi, sau khi tính số tử vi của tôi, cụ lại khuyên tôi nên đi. Cụ nói:

- Con đi lần này sẽ có thêm nhiều bạn tốt, hơn nữa có dịp biết về vùng đồng lầy Cà Mâu.

Tôi nhất quyết đi, bà má má khóc khốn khổ, nhưng cũng không cản được cái tính phiêu lưu và mê sưu tầm của tôi. Nhưng làm thế nào để có thể vào được tất cả những làng, những xã, mà không gặp trở ngại? Làm sao có phương tiện di chuyển? Chỉ một cú điện thoại, ông bố tôi đã kiếm cho tôi cái giấy giới thiệu của tuần báo trung lập lớn nhất ở Paris. Bà má má kiếm cho tôi giấy giới thiệu của tờ nhật báo Hoa Văn tại Hương Cảng. Thế là tôi bỗng trở thành ký giả bất đắc dĩ. Tôi đến Bộ Tư Lệnh MACV xin giúp phương tiện làm phóng sự chiến trường ở Vùng 4 Chiến Thuật. Tôi chỉ mong tìm hiểu lịch sử, chứ nào có chủ tâm làm ký giả!

Nhưng sau chuyến đi ấy, quá xúc động về cuộc chiến tranh thê thảm, tôi đã viết rất nhiều bài ký sự chiến trường, đăng trên một số báo ngoại quốc. Khởi đầu, uất hận trước cái chết của một cô bạn gái tên Đặng Thị Tuyết, mới hai mươi tuổi, làm nữ cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tại Kinh Tắc Vân, Cà Mâu, tôi viết bài “Giang Biên Hoa Lạc” gây xúc động mạnh cho độc giả Hương Cảng và giới Hoa kiều tại Việt Nam. Sau tôi có dịch bài này sang tiếng Việt với tên là “Hoa rơi trên bờ sông Tắc Vân.” Tôi gởi bài này dự thi giải ký sự chiến trường của cục Tâm Lý Chiến năm 1967. Bài của tôi được giải nhì. Giải nhất về Trang Châu cũng là một bài ký sự của y sĩ tiền tuyến. Một trong các giám khảo nói với tôi: “Về nội dung, bài của cháu với Trang Châu cùng nói lên niềm mơ ước của tuổi trẻ quên mình cho quê hương. Nhưng bài của Trang Châu trung thực, còn bài của cháu thì ướt át quá, thê thảm quá, dù rằng đó là sự thật.”

Sau đây, tôi xin trích nguyên văn một đoạn tôi viết về Hồ Ngọc Cẩn trong bài “Ngũ Hổ U Minh Thượng” kể chuyện năm tiểu đoàn trưởng nổi danh can đảm, có máu văn nghệ, nhất là phong lưu tiêu sái, tại chiến trường cực Nam năm 1966. Ngũ hổ là:

- Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/33

- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân. - Thiếu Tá Lê Văn Hưng

Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31 - Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt

Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. - Đại Úy Vương Văn Trổ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33

Ngày 29 tháng 4 năm 1966, tôi tới Phi Trường Vĩnh Lợi bằng phi cơ Caribu của quân đội Hoa Kỳ. Người đón tôi là Thiếu Tá Raider của Cố Vấn Đoàn 42. Tại bản doanh của Cố Vấn Đoàn 42, Đại Tá Cố Vấn Trưởng Hataway không biết gì về chủ đích chuyến đi của tôi. Ông chỉ căn cứ vào giấy giới thiệu do hai chủ báo cấp, mà đoán rằng tôi là tên thầy thuốc trẻ, thích phiêu lưu, nên đi làm ký giả. Ông cho tôi biết tình hình địch rất chi tiết. Về tình hình của quân đội Việt Nam tại năm tỉnh tận cùng của đất nước, ông nói:

“Khu 41 Chiến Thuật, do Sư Đoàn 21 của Quân Đoàn IV trấn nhậm, Sư Đoàn có ba trung đoàn mang số 31, 32, 33. Trung Đoàn 31 đóng tại Chương Thiện. Trung Đoàn 32 đóng tại Cà Mâu. Trung Đoàn 33 đóng tại Ba Xuyên. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn Biệt Động Quân mang số 42 và 44. Tiểu Đoàn 42 đóng tại Bạc Liêu. Tiểu Đoàn 44 đóng tại Ba Xuyên.” Ông ca tụng quân đội Việt Nam như sau: “Lương bổng cho người lính Việt Nam, chỉ gọi là tạm đủ ăn. Doanh trại không có, trang bị thiếu thốn. Nhưng họ chiến đấu như đoàn sư tử. Tuy vậy vẫn có những điều đáng phàn nàn. Ông là thầy thuốc cầm bút, xin ông lướt qua những cái đó.”

Bốn hôm sau, có cuộc hành quân cấp sư đoàn. Tôi được gởi theo Tiểu Đoàn 42 BĐQ. Tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt. Tiểu đoàn phó là Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Cái tréo cẳng ngỗng là đối với cố vấn Mỹ thì tôi là ký giả. Còn Kiệt với Cẩn lại tưởng tôi là bác sĩ tình nguyện ra mặt trận. Tiểu Đoàn được đặt làm trừ bị tại Phi Trường Vĩnh Lợi từ bảy giờ sáng, chuẩn bị nhảy trực thăng vận. Nếu khi nhẩy, thì Tiểu Đoàn sẽ nhẩy làm hai cánh: Cánh thứ nhất gồm có hai đại đội 1, 2 do Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. Cánh thứ hai gồm có hai đại đội 3 và 4 do Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt chỉ huy. Tôi và Kiệt, Cẩn ngang ngang tuổi nhau. Tôi có máu giang hồ của người tập võ, coi trời bằng vung, lại cũng có học qua quân sự, nên chúng tôi thân cận nhau dễ dàng. Đại Úy cố vấn tiểu đoàn muốn tôi nhảy theo bộ chỉ huy. Anh hỏi tôi:

- Lần đầu tiên ra trận, ông có sợ không?

Tôi trả lời như những nhân vật trong lịch sử Việt Nam:

- Tráng sĩ khi ra trận, không chết thì cũng bị thương. Nếu sợ chết thì đừng ra trận.

Cẩn hỏi tôi đã học quân sự chưa? Tôi đáp:

- Kiến thức về quân sự của tôi chỉ bằng phó binh nhì thôi. Nhưng cũng biết bò, biết núp, biết nhảy, biết bắn. Đánh nhau bằng súng thì tôi dở ẹt, nhưng đánh cận chiến thì tôi có hạng, vì tôi là ông thầy dạy võ.

Thông dịch viên dịch lại cho binh sĩ nghe. Họ khen tôi:

- Ông bác sĩ này ngon thật!

Tôi hỏi Kiệt:

- Trong hai cánh thì cánh nào có hy vọng được đánh nhau nhiều hơn?

Kiệt chỉ Cẩn:

- Anh cứ nhảy theo thằng này thì sẽ toại nguyện. Tha hồ mà hành nghề.

Tiểu đoàn cũng có sĩ quan trợ y. Anh biệt phái cho tôi một y tá cấp trung sĩ, với đầy đủ thuốc cấp cứu. Trên lưng tôi chỉ có bộ đồ giải phẫu dã chiến. Khoảng 10 giờ thì có lệnh: Một đơn vị địa phương quân chạm địch tại Vĩnh Châu. Địch là Tiểu Đoàn Cơ Động Sóc Trăng. Tiểu đoàn phải nhảy trực thăng vận đánh vào hông địch. Địa điểm nhảy là một khu đồng lầy.

Sau khi Kiệt họp các sĩ quan tóm lược vắn tắt nhiệm vụ, tình hình trong mười phút, Cẩn dẫn tôi ra phi đạo. Hai đại đội đã lên trực thăng từ bao giờ. Chúng tôi cùng leo lên một trực thăng. Hai mươi lăm chiếc trực thăng cùng cất cánh. Trực thăng bay khoảng mươi phút, thì Cẩn chỉ vào một khu làng mạc trước mặt:

- Kìa, chỗ chúng mình đáp kìa.

Trực thăng hạ cánh. Thoáng một cái, hơn hai trăm người từ trực thăng lao ra. Một cảnh tượng mà tôi không bao giờ quên: Những người lính dàn thành một hàng ngang. Họ núp vào những bờ ruộng, mô đất, tay thủ súng, mắt đăm đăm nhìn về trước. Đó là một làng, lưa thưa mấy chục ngôi nhà, cây dừa xanh tươi. Mặc dù súng trong làng bắn ra, nhưng những người lính ấy vẫn chưa bắn trả. Tôi đưa mắt nhìn một lượt, các sĩ quan, người thì nằm, người thì quỳ, cũng có người đứng. Từ lúc nhẩy xuống, Cẩn không hề nằm quỳ, mà đứng quan sát trận mình, quan sát trận địch. Một là điếc không sợ sấm, hai là tự tin vào số tử vi của mình thọ, tôi cũng đứng.

Hơn mười phút sau, cánh quân thứ nhì đã nhảy xuống trận địa. Trận vừa dàn xong, thì sĩ quan đề lô xin pháo binh nã vào những chỗ có ổ moọc chê, đại liên, trung liên trong làng. Một lệnh ban ra, hơn bốn trăm con cọp dàn hàng ngang, vừa bắn vừa xung phong vào trong làng. Trong khi súng trong làng bắn ra, đạn cầy các ụ đất, trúng vào ruộng nước, bụi, nước bắn tung. Hàng quân tới bờ ruộng cuối cùng, cách bìa làng không đầy năm mươi thước thì súng nhỏ từ trong mới nổ. Cả hàng quân đều nằm dài sau các bờ ruộng. Giữa lúc đó, sĩ quan đề lô trúng đạn lật ngược. Tôi chạy lại cấp cứu thì không kịp, viên đạn xuyên qua sọ anh. Thế là pháo binh vô hiệu.

Trực thăng võ trang được gọi đến. Cố vấn Mỹ báo về Trung Tâm Hành Quân. Cố vấn tại Trung Tâm Hành Quân ra lệnh cho phi công trực thăng nã xuống địa điểm có địch quân. Tôi đứng cạnh Cẩn tại một mô đất. Cẩn không trực tiếp cầm máy chỉ huy, mà ra lệnh cho các đại đội, trung đội qua hiệu thính viên. Sau khi trực thăng võ trang nã ba loạt rocket, đại liên thì lệnh xung phong truyền ra. Cả tiểu đoàn reo lên như sóng biển, rồi người người rời chỗ nằm lao vào làng. Không đầy mười phút sau, tiếng súng im hẳn.

Bây giờ là lúc tôi hành nghề. Những binh sĩ, tù binh bị thương nặng được băng bó, cầm máu, rồi trực thăng tải về quân y viện. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy những binh sĩ bị thương khá nặng, khi nghe tôi nói rằng nếu họ muốn, tôi có thể gắp đạn, may các vết thương đó cho họ mà không phải về quân y viện. Họ từ chối đi quân y viện, xin ở lại để tôi giúp họ. Tôi cùng sĩ quan trợ y, bốn y tá làm việc hơn một giờ đồng hồ mới xong. Tôi hỏi Cẩn:

- Tôi tưởng, thương binh được về quân y viện chữa trị là điều họ mong muốn mới phải. Tại sao họ muốn ở lại? - Bọn cọp nhà này vẫn vậy. Chúng tôi sống với nhau, kề cận cái chết với nhau, thì xa nhau là điều buồn khổ vô cùng. Đấy chúng nó bị thương như vậy đấy, lát nữa anh thấy chúng chống gậy đi chơi nhông nhông ngoài phố, coi như bị kiến cắn.

Tôi đi một vòng thăm trận địa. Hơn hai trăm xác chết, mặc áo ba ba đen, quần đùi. Những xác chết đó, gương mặt còn non choẹt, đa số tuổi khoảng 15 đến 20, xác thì nằm vắt vẻo trên bờ kinh, xác thì bị cháy đen, xác thì mất đầu, cũng có xác nằm chết trong hầm. Không biết trong khi họ phơi xác ở đây, thì cha mẹ, anh em, vợ con họ có biết không?

Sau trận đó thì Cẩn được thăng cấp Đại Úy. Cuối năm 1966, Cẩn từ biệt Tiểu Đoàn 42 BĐQ đi làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Việc đầu tiên của Cẩn khi làm tiểu đoàn trưởng là xin sư đoàn cho tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan xuất thân trường Thiếu Sinh Quân về chiến đấu cùng với mình. Cẩn đã được thỏa mãn một phần yêu cầu. Tôi hỏi Cẩn:

- Anh đem các cựu TSQ về với mục đích gì?

- Một là để dễ sai. Tất cả bọn TSQ này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng nó, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là, truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi, vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu TSQ đều như tôi cả.

Suốt năm 1967, Cẩn với Tiểu Đoàn 1/33 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh Hậu Giang, khi Đại Ngãi, khi Tắc Vân, khi Kiên Hưng, khi Thác Lác, khi Cờ Đỏ. Thời gian này, tôi bắt đầu viết lịch sử tiểu thuyết, nên tôi đọc rất kỹ Lục Thao, Tam Lược, Tôn Ngô binh pháp cùng binh pháp của các danh tướng Đức, nhất là của các tướng Hồng Quân. Tôi dùng kiến thức quân sự trong sách vở để đánh giá những trận đánh của Cẩn từ 1966. Tôi bật ngửa ra rằng, Cẩn không hề đọc, cũng không hề được học tại trường sĩ quan những binh pháp đó. Mà sao từ cung cách chỉ huy, cung cách hành xử với cấp dưới, cấp trên, nhất là những trận đánh của Cẩn bàng bạc xuất hiện như những lý thuyết trong thư tịch cổ?

Lần cuối cùng tôi gặp Cẩn vào mùa Hè năm 1974 tại Chương Thiện. Tôi hỏi Cẩn:

- Anh từng là trung đoàn trưởng, hiện làm tỉnh trưởng. Anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm sư đoàn trưởng không?

- Tôi lặn lội suốt 14 năm qua, gối chưa mỏi nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi. Mình phải biết liêm sỉ chứ. Coi sư đoàn sao được?

- Thế anh nghĩ sau này anh sẽ làm gì?

- Làm tỉnh trưởng bất quá một hai năm rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi trường Thiếu Sinh Quân hoặc coi các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được trong mười mấy năm qua dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi trải qua, nhờ anh viết lại. Bộ sách đó, anh nghĩ nên đặt tên là gì?
- Cẩm nang của các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng trong chiến tranh chống du kích tại vùng đồng lầy.

- Nhưng liệu Bộ Quốc Phòng có cho phép in hay không?

- Không cho in thì mình cũng cứ thuật, rồi đem giảng dạy, ai cấm được?

Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi và Cẩn. Sau khi miền Nam mất, tôi không được tin tức của Cẩn. Mãi năm 1976, tôi được tin: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng thì Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu. Các đơn vị Cộng Sản tiến vào tiếp thu Tiểu Khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Ông bị bắt, đưa về Cần Thơ rồi bị đem ra xử tử.

Khi tôi gặp Cẩn thì tôi chưa khởi công viết lịch sử tiểu thuyết. Thành ra cuộc đời Cẩn, cuộc đời các thiếu sinh quân quanh Cẩn, in vào tâm não tôi rất sâu, rất đẹp. Vì vậy sang năm 1968, khi bắt đầu viết, thì bao giờ tôi cũng khởi đầu bằng thời thơ ấu của những nhân vật chính. Trong bộ nào, cũng có những thiếu niên, khi ra trận thì tiến lên hoặc chết, chứ không lùi.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Giữa tôi và Cẩn như hai thái cực. Cẩn chỉ học đến đệ ngũ, tôi được học ở nhà, ở trường đến trình độ cao nhất. Cẩn là người Nam, tôi là người Bắc. Cẩn theo đạo Chúa, tôi là cư sĩ Phật Giáo. Tôi thì sống trong sách vở, hay đi trên mây, Cẩn thì lăn lộn với thực tế. Tôi không biết uống rượu, Cẩn thì nổi danh tửu lượng tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Tôi thấy người đẹp là chân tay run lẩy bẩy, Cẩn thì dửng dưng. Thế mà khi gặp nhau, chúng tôi thân với nhau ngay. Thân đến độ giãi bày cho nhau tất cả những tâm sự thầm kín nhất, không một người thứ nhì biết được. Tại sao? Cho đến nay, tôi mới trả lời được rằng: Cẩn cũng như những người quanh Cẩn, là những hình bóng thật, rất quen thuộc mà trước kia tôi chỉ thấy trong lịch sử, nay được gặp trong thực tế.

Hai mươi mốt năm qua, đúng mười hai giờ trưa, ngày 30 tháng 4, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào nhà thờ đốt nến, đặt hoa dưới tượng Đức Mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an lành trong vòng tay Người.

Trích trong bài: “Vài nét về một anh hùng: Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”

của Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ viết tại Paris ngày 30/4/1996.




Colonel Ho Ngoc Can was fighting with all his might, holding the provincial headquarters until 11:00 PM on May 1, when his forces were out of ammunition. In the last minutes, he ordered the soldiers to leave the headquarters for safety while he and a faithful Popular Force militiaman covered them with a machine gun. He fell into the hands of the Communist force after he failed an attempt to kill himself. He told the enemy that he wouldn't surrender, and asked them to let him salute the ARVN colors with his uniform on before the execution.
Colonel Ho Ngoc Can was the POW in the hand of the Communist force, and yet he was publicly executed by the Communist firing squad.


Unfortunately, no photograph was taken when he was executed, fortunately, there were hundreds of people witnessed the execution and later on we all knew about it.


You can find out more about his story as well as the story of 5 other ARVN Generals who were fighting to the end and killed themselves on 30/4/1975 at the below link:


http://www.vnafmamn.com/black_april.html


ARVN Colonel HO NGOC CAN (1940-1975)
He was one who elected to commit suicide by fighting to death.


Ho Ngoc Can was admitted in the ARVN Junior Military Academy when he was 14 years old. After graduation, he served 4 years as an instructor sergeant in the same academy. In 1961, he attended the Officer Candidates Class at the Dong De NCO Academy and was the distinguished graduate of the Class in 1962.


After commissioned, Can served the Ranger Corps as a platoon leader. He was promoted to captain in 1965, to major in 1968, to lieutenant colonel in 1971, and to full colonel in 1974. He was successfully commanding the 1/33 Battalion (21st Infantry Division), the 15th Regiment (9th Inf. Div.). In 1974, Can was appointed province chief of Chuong Thien Province, Vietnam deep south area. On April 30, 1975, he refused to surrender to the enemy. Along with his troops, Can was fighting with all his might, holding the provincial headquarters until 11:00 PM on May 1, when his forces were out of ammunition. In the last minutes, he ordered the soldiers to leave the headquarters for safety while he and a faithful Popular Force militiaman covered them with a machine gun. He fell into the hands of the Communist force after he failed an attempt to kill himself. He told the enemy that he wouldn't surrender, and asked them to let him salute the ARVN colors with his uniform on before the execution.


Colonel Can was publicly executed by the Communist firing squad after a quick summary trial at a Communist kangaroo court.

Wednesday, March 31, 2010

Phạm Phong Dinh

Tên tuổi của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã bắt đầu lừng lẫy từ khi ông còn là một sĩ quan cấp Úy phục vụ trong binh chủng Mũ Nâu Biệt Động Quân ở Miền Tây. Các cấp chỉ huy Biệt Động Quân trong thời điểm đầu những năm 1960 đã để ý nhiều đến tân Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đội Trưởng BĐQ, về những hành động quả cảm đến phi thường trong những cuộc giao tranh. Người Trung Đội Trưởng trẻ mới có 22 tuổi đời đã đứng xõng lưng dẫn quân Mũ Nâu xung phong lên đánh những trận long trời trên chiến trường đồng bằng sông Cửu Long. Những chiếc lon mới nở nhanh theo cùng với những chiến thắng. Chỉ trong vòng bốn năm, Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn đã được vinh thăng lên đến cấp bậc Đại Úy và được điều về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 33 của Sư Đoàn 21 Bộ Binh "Tia Sét Miền Tây". Lúc đó trên lãnh thổ Vùng 4 Chiến Thuật đã nổi lên những khuôn mặt chiến binh dũng mãnh mà đã được ca tụng là những con mãnh hổ miền Tây, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn có vinh dự nằm trong số năm vị này. Những vị còn lại gồm những tên tuổi như sau:

- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân

- Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân.

- Thiếu Tá Lê Văn Dần, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân.

- Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 31, SĐ21BB.

- Thiếu Tá Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 33, SĐ21BB.

Thật ra bản danh sách này chỉ có tính cách ước lệ và tượng trưng, đâu phải một Miền Tây rộng bát ngát mà chỉ có vỏn vẹn có năm người hùng. Mỗi người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xứng đáng được vinh danh là những anh hùng, vì những đóng góp máu xương quá lớn cho tổ quốc.

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24/3/ 1938 tại xã Vĩnh Thạnh Vân, Rạch Giá. Thân phụ của ông là một hạ sĩ quan phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (danh xưng của quân đội trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Đại Tá Cẩn không may sinh ra và lớn lên trong thời buổi chiến tranh, nên khi lên bảy tuổi ông sắp sửa cắp sách đến trường, thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, việc học của ông bị gián đoạn. Mãi hai năm sau, tức vào năm 1947 ông mới được đi học lại, sau khi tình hình ở các thành phố trở lại yên tĩnh, quân Việt Minh rút về các chiến khu, quân Pháp chiếm đóng các thành phố. Cậu bé Cẩn học muộn đến những hai năm, khi ông học tiểu học được bốn năm thì thân sinh của cậu quyết định xin cho cậu nhập học Trường Thiếu Sinh Quân Gia Định. Có lẽ vị thân sinh của người đã nhìn thấy được những dấu hiệu, những nảy nở của tinh thần và ý hướng, mà sau này sẽ hướng người vào con đường binh nghiệp, sẽ làm nên những công nghiệp lớn có ích lợi cho đất nước

Cuộc đời đèn sách trễ nải của chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn, lúc này đã 17 tuổi, đã ngán bước đi lên về mặt văn hóa. Theo học quy của Trường Thiếu Sinh Quân, một học sinh ở độ tuổi 17 chưa học xong Đệ Ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Vì vậy chàng thiếu niên Hồ Ngọc Cẩn được trường gửi lên Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức học khóa chuyên môn CC1 Vũ Khí. Trong lớp văn hóa hồi ở Trường TSQ, ông chỉ ở mức trung bình, nhưng sau ba tháng học ở Thủ Đức, chàng trai trẻ lại đậu hạng ưu. Ông được cho học thêm khóa chuyên môn vũ khí bậc nhì CC2. Sau khóa học này ông quyết định đăng vào phục vụ trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với cấp bậc Binh Nhì. Theo quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân, thì ba tháng sau, Binh Nhì Hồ Ngọc Cẩn sẽ được thăng lên Hạ Sĩ, ba tháng kế tiếp được lên Hạ Sĩ Nhất và ba tháng sau nữa được thăng Trung Sĩ. Trong vòng chín tháng kế tiếp, với khả năng ưu hạng về môn vũ khí, Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được chọn làm huấn luyện viên vũ khí cho trường.

Cuộc đời làm huấn luyện của ông những tưởng êm đềm trôi và tài năng quân sự của người sẽ bị mai một trong một ngôi trường khiêm tốn. Nhưng định mệnh đã dành cho người anh hùng một vị trí xứng đáng trong quân đội và những cơ hội thi thố tài năng, mà sau này được mọi người truyền tụng lại như là những huyền thoại, để phục vụ và bảo vệ tổ quốc. Tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng cho một quốc gia non trẻ và một quân đội còn tập tễnh kinh nghiệm chiến đấu, sĩ quan chỉ huy thiếu hụt. Bộ Quốc Phòng quyết định mở các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt bắt đầu từ năm 1962 để cung cấp thêm sĩ quan có khả năng cho chiến trường và nâng đỡ những Hạ Sĩ Quan có ước vọng thăng tiến. Một may mắn lớn cho Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn, mà cũng là may mắn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, một cựu Thiếu Sinh Quân, đã nâng đỡ cho các đàn em TSQ. Những Thiếu Sinh Quân không hội đủ năm năm quân vụ và có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vẫn được cho đi học Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt. Hơn nữa, dường như Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đại Tướng Lê Văn Tỵ có mật lệnh, các tân Chuẩn Úy xuất thân từ Thiếu Sinh Quân đều được đưa về các binh chủng thiện chiến hay đặc biệt như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Quân Báo, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt. Tổng Thống Diệm và Đại Tướng Tỵ cũng không quên gửi những Thiếu Sinh Quân tốt nghiệp Tú Tài vào học các Trường Cao Đẳng Sư Phạm và Y Khoa để có nhân tài phục vụ xã hội và huấn luyện lại cho những thế hệ tuổi trẻ kế tiếp. Đặc biệt nhiều Thiếu Sinh Quân cũng được cho vào học Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt để làm nền tảng cho cái xương sống chỉ huy chuyên nghiệp trong hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Trung Sĩ Hồ Ngọc Cẩn được cho theo học Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch tại Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH, Đồng Đế, Nha Trang. Các tân Chuẩn Úy Đặc Biệt, trong đó có Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn tung cánh đại bàng bay đi khắp bốn phương và sau này đã trở thành những sĩ quan tài giỏi nhất của quân lực, lưu danh quân sử. Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn được thuyên chuyển về Biệt Động Quân Vùng 4 Chiến Thuật Miền Tây, sau một khóa học Rừng Núi Sình Lầy của binh chủng Mũ Nâu. Lúc đó các đại đội BĐQ biệt lập theo lệnh của TT Diệm, đã được cải tổ và sát nhập thành các tiểu đoàn. Khu 42 Chiến Thuật gồm lãnh thổ các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu và An Xuyên, có hai tiểu đoàn BĐQ, mà lại là hai tiểu đoàn lừng lẫy nhất của binh chủng. Đó là Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân "Cọp Ba Đầu Rằn", và Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân "Cọp Xám". Chuẩn Úy Hồ Ngọc Cẩn nhận sự vụ lệnh trình diện Tiểu Đoàn 42 BĐQ và làm Trung Đội Trưởng. Khả năng quân sự thiên bẩm, tài chỉ huy và sự chiến đấu hết sức gan dạ của Chuẩn Úy Cẩn, mà đã đem nhiều chiến thắng vang dội về cho TĐ42BĐQ, được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận, đã nhanh chóng xác nhận Trung Úy tân thăng

Hồ Ngọc Cẩn có khả năng chỉ huy tiểu đoàn. Trung Úy Cẩn được bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42BĐQ, đặt dưới quyền chỉ huy của một chiến binh lừng lẫy và nhiều huyền thoại không kém gì Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, xuất thân từ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, với tác phong chiến đấu dũng cảm làm quân giặc kiêng sợ và thuộc cấp kính phục. Cung cách đánh giặc như vũ bão của Trung Úy Cẩn còn được nhân lên thập bội, khi lời yêu cầu của ông lên cấp chỉ huy xin cho các chiến binh gốc Thiếu Sinh Quân được về chiến đấu chung với ông. Lời yêu cầu này được thỏa mãn một phần, nhưng cũng đủ để cho Trung Úy Cẩn có thêm được sức mạnh cần thiết. Có lần ông tâm sự với một người bạn lý do này: "Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng nó về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng nó những gì mà quân trường không dạy. Hai là truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi. Vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi".

Một câu chuyện dũng cảm và cảm động khác kể về Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 Bộ Binh tại mặt trận An Lộc năm 1972. Trong khi quân của Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh bị pháo địch nã hàng ngàn quả ghìm đầu xuống trong những hố cá nhân bên đường Quốc Lộ 13 gần thị xã An Lộc, thì binh sĩ trung đoàn ngạc nhiên lẫn cảm kích khi thấy vị Trung Đoàn Trưởng của họ dẫn vài người lính cũng quả cảm như vị chỉ huy điềm tĩnh đi thẳng lưng dưới cơn hỏa pháo cường kích như bão lửa của Sư Đoàn 7 Bắc Việt từ công sự này sang hố chiến đấu kia thăm hỏi chiến sĩ, an ủi các chiến thương và khích lệ tinh thần binh sĩ. Chiến binh Hồ Ngọc Cẩn coi thường cái chết, mà dường như cái chết cũng sợ hãi và tránh xa con người kiệt xuất ấy. Định mệnh sẽ dành cho người một cái chết cao cả nhất, ít nhất cũng chưa phải là trong mùa hè đỏ lửa của năm 1972. Dường như giữa Trung Tá Cẩn và cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí có rất nhiều chất hào hùng quả cảm giống như nhau. Đại Tướng Đỗ Cao Trí thường nói với các phóng viên ngoại quốc đi trong cánh quân của người, khi họ tỏ lòng khâm phục người chiến binh Nhảy Dù ấy đã đứng giơ cao khẩu súng Browning thúc giục binh sĩ tiến lên, giữa những làn đạn đan chéo như vải trấu của địch quân: "Nếu đạn không trúng mình thì mình được tiếng anh hùng, mà nếu đạn có trúng thì mình cũng được tiếng anh hùng luôn"!

Các loại pháo địch từ 122ly đến 130ly, chưa kể đến những loại cối 81ly và các loại súng đại bác không giật 75 ly và 90 ly dội hàng chục ngàn quả lên vị trí của quân ta. Quân Trung Đoàn 15 đánh lên An Lộc dọc theo QL13 từ Tân Khai tiến rất chậm vì đạn pháo giặc. Để tránh bị thiệt hại nặng, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lệnh cho binh sĩ mỗi người đào một hố nhỏ như những cái "miệng ve" để ẩn trú. Nếu pháo dội trúng cái "miệng ve" nào, thì chỉ một chiến sĩ ở chỗ đó bị tử thương mà thôi. Trong một khoảng chiến tuyến mỗi chiều bề dài 300 thước, có hàng mấy trăm cái hố nhỏ, mấy ngàn quả pháo của cộng quân dội xuống, tính trung bình mỗi mét vuông lãnh vài trái. Nếu tính theo lý thuyết toán học thì mỗi chiến sĩ Trung Đoàn "ăn" từ hai trái lấy lên, và như vậy toàn bộ trung đoàn coi như chết hết. Nhưng thật kỳ diệu, chiến thuật "cò ỉa miệng ve" của quân ta lại cứu sống hàng ngàn sinh mạng chiến sĩ. Dứt cơn pháo địch, chiến sĩ ta nhú đầu lên điểm danh quân số, thì thấy rằng, nhờ ơn trời, rất ít chiến thương. Tuy nhiên khi quân Trung Đoàn 15 tiến quân trên QL13 và giao chiến với quân địch, thì con số thương vong lên rất cao. Có nhiều đại đội trên 100 người, khi tàn cuộc chiến trở về Quân Khu IV chỉ còn khoảng ba chục chiến sĩ.

Ở phía Nam Tân Khai, Sư Đoàn 21 Bộ Binh cũng bị thiệt hại nặng vì pháo, nhiều sĩ quan cao cấp bị tử thương. Trung Đoàn Trưởng của một trung đoàn là Trung Tá Nguyễn Viết Cần và một vị Trung Tá Trung Đoàn Phó của một trung đoàn khác hy sinh vì pháo địch quá ác liệt. Trung Tá Nguyễn Viết Cần chính là bào đệ của cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh. Ông xuất thân từ binh chủng Mũ Đỏ Nhảy Dù, con đường binh nghiệp đang có nhiều triển vọng đi lên thì ông bị liên can trong vụ thuộc cấp ngộ sát hai Quân Cảnh Mỹ tại Sài Gòn. Thiếu Tá Cần bị thuyên chuyển về SĐ 21 BB, ít lâu sau ông thăng Trung Tá và nắm trung đoàn. Cuối cùng thì dòng họ Nguyễn Viết đã cống hiến cho đất nước đến hai người con ưu tú. Theo lời kể lại của Đại Úy Tiến, một vị Tiểu Đoàn Phó của Trung Đoàn 15 Bộ Binh lên An Lộc tham chiến, thì Trung Tá Cẩn đã lệnh cho ông phải đứng lên điều động binh sĩ giữa lúc đạn pháo giặc dội như bão xuống các vị trí Trung Đoàn. Tất cả các vị chỉ huy cao cấp của Trung Đoàn đều phải nêu gương dũng cảm cho thuộc cấp và chiến sĩ, để cùng xông lên giải cứu An Lộc. Vì những chiến công ngoài chiến trường, tính đến năm 1970 thì Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc của gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.

Sau khi trở về từ An Lộc, Trung Đoàn 15 Bộ Binh còn tăng viện cho các trung đoàn bạn và Sư Đoàn 7 Bộ Binh đánh những trận long trời ở miền biên giới Việt-Miên, các tỉnh bờ Bắc sông Tiền Giang. Những tổn thất và vết thương còn chưa hồi phục từ chiến trường Miền Đông, lại vỡ toác ra từng mảnh lớn khác. Nhưng có sá gì chuyện tử sinh, làm thân chiến sĩ thì người lính của chúng ta chỉ biết tận lực hiến dâng xương máu cho nền tự do của tổ quốc và cho niềm hạnh phúc của dân tộc. Một lần nữa, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được trao cho một chức vụ trọng yếu và hết sức khó khăn, khó có ai đảm đương nổi. Ông sẽ đi trấn nhậm tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Chọn Đại Tá Cẩn về trấn giữ tỉnh Chương Thiện, vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV biết chắc Đại Tá Cẩn cùng với lực lượng Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thiện chiến của ông sẽ ít nhất hóa giải được áp lực giặc, không cho chúng tiến xuống Cần Thơ. Giữ vững được Chương Thiện tức là bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Quân Khu IV ở bờ Nam sông Hậu Giang.

Trong thời gian Đại Tá Cẩn làm tỉnh trưởng Chương Thiện, nhiều huyền thoại khác về ông đã được kể lại. Đại Tá Cẩn chẳng những là một nhà quân sự xuất chúng, mà còn là một nhà cai trị và bình định tài ba. Một ngày trước khi ông nhận bàn giao tỉnh Chương Thiện, Đại Tá Cẩn đã ăn mặc thường phục, giả dạng thường dân đi thanh tra ngầm một vòng tỉnh lỵ Vị Thanh. Ông vào các sòng bài, những nơi nhận tiền đánh số đề và những ổ điếm quan sát.

Ngày hôm sau, khi đã chính thức là vị Tỉnh Trưởng Chương Thiện, Đại Tá Cẩn cho gọi người Thiếu Tá Trưởng Ty Cảnh Sát tỉnh đến cật vấn nghiêm khắc về những tệ đoan xã hội trong tỉnh, rồi lập tức cách chức ông này. Thay vào đó là Trung Tá Đường, một vị sĩ quan mẫn cán và tài năng. Trung Tá Đường là cánh tay mặt vững chãi của Đại Tá trong lĩnh vực bình định, xã hội và truy bắt bọn Việt Cộng hoạt động dầy đặc trong tỉnh. Bọn cộng phỉ rất căm thù Trung Tá Đường, đến nỗi sau ngày 30/4/1975, chúng bắt được Trung Tá Đường, chỉ giam giữ ông một thời gian ngắn rồi đem ông ra xử bắn tại Vị Thanh. Cùng đền ơn tổ quốc với Trung Tá Đường còn có Đại Úy Bé, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thám Báo Tỉnh. Đại Úy Bé đã làm điêu đứng bọn giặc cộng, với những chiến sĩ Thám Báo nhảy sâu vào hậu cứ địch báo cáo tin tức, địch tình, cũng như tọa độ trú quân để Không Quân, Pháo Binh dội những cơn bão lửa lên đầu chúng. Trung Tá Đường và Đại Úy Bé bị giặc tàn nhẫn bắn chết tại chân cầu dẫn vào thành phố Vị Thanh.

Có một ông Quận Trưởng nọ, muốn cho chi khu của mình được an toàn tối đa, chiều nào cũng xin Pháo Binh tiểu khu yểm trợ hỏa lực, nại lý do Việt Cộng pháo kích hay tấn công. Đại Tá Cẩn thỏa mãn tối đa và được báo cáo là quận bị thiệt hại một kho xăng và kho lương thực. Đại Tá tin thật, ông lệnh cho sĩ quan Trưởng Phòng 3 chuẩn bị xe Jeep đi xuống quận. Buổi chiều chạng vạng trên những con đường đất hoang vắng rợn người ở vùng quê Chương Thiện mà vị Tỉnh Trưởng trẻ của chúng ta dám đi xe Jeep cùng với một vài người lính, chỉ có những chiến binh dũng cảm như Đại Tá Cẩn mới làm được. Ông Quận Trưởng đang nằm trên võng rung đùi uống Martell hoảng kinh ngồi bật dậy mặt mũi tái xanh đứng nghiêm chào vị Tỉnh Trưởng đầy huyền thoại. Đại Tá Cẩn đi thẳng xuống Trung Tâm Hành Quân của Chi Khu xem bản đồ và ra lệnh cho ông Quận: "Tôi muốn những ấp loại C sau ba tháng được nâng lên loại B. Những ấp loại B sau ba tháng phải được nâng lên loại A". Ngài Quận Trưởng tạm ngưng uống rượu và làm việc trối chết. Đại Tá Cẩn không trừng trị tội xao nhãng nhiệm vụ của ông Quận, nhưng cung cách độ lượng và cương quyết của Đại Tá Cẩn giống như lưỡi gươm trừng phạt treo đung đưa trên đầu. Đúng ba tháng sau, nhận được báo cáo khả quan của vị Quận Trưởng, Đại Tá Cẩn lại xuống quận ngủ đêm, sau khi đã trân trọng gắn lon mới tưởng thưởng cho ông này. Nếu tất cả 44 tỉnh của Việt Nam Cộng Hòa đều có những vị Tỉnh Trưởng can đảm, mẫn cán và tài ba như Đại Tá Cẩn, làm sao giang sơn hoa gấm của tổ tiên của chúng ta có thể lọt vào tay bọn cộng nô tay sai Nga Tàu dễ dàng như vậy được. Chúng ta cũng được biết rằng, Đại Tá Cẩn là vị Tỉnh Trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Ông nhận chức vụ này hồi năm 1973, lúc ông mới có 35 tuổi.

Những đóng góp và hy sinh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn lao và nhiều không sao có thể kể được hết, suốt một đời người đã tận tụy với nước non, danh tiếng lừng lẫy và nắm giữ những chức vụ khó khăn, mà người vẫn khiêm nhường hết mực, giữ cuộc sống trong sáng và thanh liêm, tâm tư lúc nào cũng hướng về những thế hệ đàn em. Một người bạn cũ trong một dịp gặp lại Đại Tá Cẩn ở Cần Thơ vào mùa hè 1974, đã hỏi ông: "Anh từng là Trung Đoàn Trưởng, hiện làm Tỉnh Trưởng, anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm Tư Lệnh sư đoàn không"? Con người danh tiếng lừng lẫy trên các chiến trường đã khiêm tốn trả lời: "Tôi lặn lội suốt mười bốn năm qua gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao rồi, mình phải biết liêm sỉ chớ, coi sư đoàn sao được. Làm Tỉnh Trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi Trường Thiếu Sinh Quân, hoặc coi các lớp huấn luyện Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi đã trải qua". Ôi cao cả biết ngần nào tấm chân tình với nước non và với thế hệ chiến binh đàn em của người. Con người chân chính để lại cho hậu thế những lời khí khái.

Cuối cùng thì cái ngày tang thương 30/4/1975 của đất nước cũng đến. Dân tộc Việt Nam được chứng kiến những cái chết bi tráng hào hùng của những vị thần tướng nước Nam, của những sĩ quan các cấp còn chưa được biết và nhắc nhở tới. Và của những người chiến sĩ vô danh, một đời tận tụy vì nước non, những đôi vai nhỏ bé gánh vác cả một sức nặng kinh khiếp của chiến tranh. Sinh mệnh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cũng bị cuốn theo cơn lốc ai oán của vận mệnh đất nước. Chu vi phòng thủ của Tiểu Khu Chương Thiện co cụm dần, quân giặc hung hăng đưa quân tràn vào vây chặt lấy bốn phía. Những chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân của Chương Thiện nghiến răng ghì chặt tay súng, quyết một lòng liều sinh tử với vị chủ tướng anh hùng của mình. Đại Tá Cẩn nhớ lại lời đanh thép của ông: "Chết thì chết chứ không lùi". Ông tự biết những khoảnh khắc của cuộc đời mình cũng co ngắn lại dần theo với chu vi chiến tuyến. Ông nhớ lại những ngày sình lầy với Biệt Động Quân, những ngày lên An Lộc với chiến sĩ Sư Đoàn 9 Bộ Binh đi trong cơn bão lửa ngửa nghiêng, những lúc cùng chiến sĩ Sư Đoàn 21 Bộ Binh đi lùng giặc trong những vùng rừng U Minh hoang dã, và những chuỗi ngày chung vai chiến đấu với chiến sĩ Địa Phương Quân-Nghĩa Quân thân thiết và dũng mãnh của ông trên những cánh đồng Chương Thiện hoang dã. Hơn ba trăm trận chiến đấu, nhưng chưa lần nào ông và chiến sĩ của ông phải đương đầu với một cuộc chiến cuối cùng khó khăn đến như thế này.

Khoảng hơn 9 giờ tối ngày 30/4/1975, gần nửa ngày sau khi Tướng Dương Văn Minh đọc lệnh cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng, Đại Tá Cẩn cố liên lạc về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV xin lệnh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Người trả lời ông lại là phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng. Đại Tá Cẩn ngơ ngác không biết chuyện hệ trọng nào mà đã đưa Bà Hưng lên văn phòng Bộ Tư Lệnh. Bà Hưng áp sát ống nghe vào tai, bà nghe có nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ ầm ầm từ phía Đại Tá Cẩn. Như vậy là Tiểu Khu Chương Thiện vẫn còn đang chiến đấu ác liệt và không tuân lệnh hàng của tướng Minh. Trước đó, khoảng 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975 Thiếu Tướng Lê Văn Hưng đã nổ súng tử tiết, Thiếu Tướng Nam đang đi thăm chiến sĩ và thương bệnh binh lần cuối cùng trong Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ, rồi người tự sát ngay trong đêm. Bà Thiếu Tướng Hưng biết Đại Tá Cẩn kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà chết không hàng, vì đó là tính cách thiên bẩm của người chiến sĩ Hồ Ngọc Cẩn. Nếu có chết thì Đại Tá Cẩn phải chết hào hùng, trong danh dự của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa công chính. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn cùng các sĩ quan trong Ban Chỉ Huy Tiểu Khu và các chiến sĩ Tiểu Khu Chương Thiện đã đánh một trận tuyệt vọng nhưng lừng lẫy nhất trong chiến sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đánh tới viên đạn và giọt máu cuối cùng và đành sa cơ giữa vòng vây của bầy lang sói. Cuộc chiến đấu kéo dài đến 11 giờ trưa ngày 1/ 5/1975, quân ta không còn gì để bắn nữa, Đại Tá Cẩn lệnh cho thuộc cấp buông súng. Khi những người lính Cộng chỉa súng vào hầm chỉ huy Tiểu Khu Chương Thiện, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, vị Trung Úy tùy viên và các sĩ quan tham mưu, hạ sĩ quan và binh sĩ tùng sự đều có mặt. Một viên chỉ huy Việt Cộng tên Năm Thanh hùng hổ chỉa khẩu K 54 vào đầu Đại Tá Cẩn dữ dằn gằn giọng: "Anh Cẩn, tội anh đáng chết vì những gì anh đã gây ra cho chúng tôi". Đại Tá Cẩn cười nhạt không trả lời.

Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14/8/1975.

Nhưng bọn cộng phỉ không giết ông ngay, chúng đã có kế hoạch làm nhục người anh hùng sa cơ nhưng cứng cỏi của chúng ta. Các sĩ quan tham mưu được cho về nhà, nhưng Đại Tá Cẩn thì không, địch áp giải ông sang giam trong Ty Cảnh Sát Chương Thiện. Vài ngày sau, các sĩ quan Tiểu Khu Chương Thiện cũng bị gọi vào giam chung với Đại Tá Cẩn. Để làm nhục và hành hạ tinh thần người dũng tướng nước Nam, giặc cho phá hủy nhà cầu trong Ty Cảnh Sát và thay vào bằng một cái thùng nhựa. Mỗi buổi sáng, ngày nào chúng cũng bắt Đại Tá Cẩn cùng một người nữa khiêng thùng phân đi đổ. Người ưu tiên được làm nhục thứ hai là vị Phó Tỉnh Trưởng. Dù cho các sĩ quan của ta có đề nghị hãy để cho mọi người làm công tác công bằng, nhưng bọn Cộng vẫn nhất quyết đày đọa Đại Tá Cẩn. Người anh hùng của chúng ta chỉ mỉm cười, ung dung làm công việc của mình. Chúa Jesus đã chẳng từng nói khi lên thập giá: "Lạy Cha ở trên trời, họ không biết việc họ đang làm" đó sao. Bà Đại Tá Cẩn lo sợ bị cộng quân trả thù nên bà đã đem cậu con trai duy nhất của ông bà là Hồ Huỳnh Nguyên, lúc ấy được 5 tuổi, về Cần Thơ ẩn náu và thay đổi lý lịch nhiều lần. Nhớ thương chồng, nhiều lúc bà đã liều lĩnh choàng khăn che mặt xuống Vị Thanh tìm đến Ty Cảnh Sát đứng bên này bờ con rạch nghẹn ngào nhìn vào sang dãy tường rào kín bưng. Một vài sĩ quan ra xách nước trông thấy bà đã tìm cách dẫn Đại Tá Cẩn ra. Những khoảnh khắc cuối cùng đẫm đầy nước mắt ấy sẽ theo ký ức của bà Đại Tá Cẩn đến suốt khoảng đời còn lại của bà. Đầu năm 1979 bà Cẩn cùng bé Nguyên liều chết vượt biển. Thượng Đế đã dang tay từ ái bảo vệ giọt máu duy nhất của Đại Tá Cẩn. Bà Cẩn và bé Nguyên đến được đảo Bidong thuộc Mã Lai. Mười tháng sau hai mẹ con bà Đại Tá Cẩn được phái đoàn phỏng vấn Mỹ cho định cư tại Hoa Kỳ theo dạng ưu tiên có chồng và cha bị cộng sản bắn chết tại Việt Nam.

Bọn phỉ không giết Đại Tá Cẩn ngay, chúng muốn làm nhục người và làm nhục quân dân Miền Tây. Bọn chúng sẽ thiết trí một pháp trường và dành cho người một cái chết thảm khốc hơn. Đại Tá Cẩn không thể tử tiết, vì là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không cho phép con cái Chúa được tự tử. Đại Tá Cẩn thường cầu nguyện mỗi buổi sáng và thổ lộ tâm tư với thuộc cấp trước khi ra trận: "Sống chết nằm trong tay Chúa". Vì vậy viên đạn cuối cùng người bắn vào kẻ thù, để cho chúng biết rằng nước Nam không thiếu anh hùng.

Quân dân Miền Tây đã tiếc thương cái chết của hai vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng trong ngày u ám đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Giờ đây, cũng trong bầu không khí ảm đạm đau buồn của ngày 14/ 8/1975, người dân thủ phủ Cần Thơ sẽ được chứng kiến giây phút lìa đời cao cả của người anh hùng Hồ Ngọc Cẩn. Bọn sói lang đã áp giải người từ Chương Thiện về Cần Thơ và cho bọn ngưu đầu đi phóng thanh loan báo địa điểm, giờ phút hành hình người anh hùng cuối cùng của Quân Lực Việt Cộng Hòa. Bọn tiểu nhân cuồng sát thay vì nghiêng mình kính phục khí phách của người đối địch, thì chúng lại lấy lòng dạ của loài khỉ và loài quỷ để đòi máu của người phải chảy. Chúng quyết tâm giết Đại Tá Cẩn để đánh đòn tâm lý phủ đầu lên những người yêu nước nào còn dám tổ chức kháng cự lại bọn chúng. Thật đau đớn, trong khoảnh khắc cuối cùng này, bà Đại Tá Cẩn và người con trai còn phải ẩn trốn một nơi kín đáo theo lời căn dặn của Đại Tá Cẩn trước khi ông bị bắt, vì sợ bọn chúng bắt bớ tra tấn, nên bà không thể có mặt để chứng kiến giây phút Đại Tá Cẩn đi vào lịch sử.

Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa… mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: "Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối". Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.

Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn. Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương Quân Chi Khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1/5/1975 thì ông bị sa vào tay giặc. Thiếu Tá Tiếp là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B-52 dội trúng một trung đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này. Cộng quân ghi nhớ mối thù này, người anh hùng của chúng ta sa vào chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc. Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời những ngày đầu mùa mưa bỗng tối sầm lại.

Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm! Đả Đảo Cộng Sản"! Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn.

Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn. Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.

Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân. Nhưng Tổng Thống Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người. Anh linh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã thăng thiên. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh và quyết tâm. Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.

Phạm Phong Dinh

Truyện Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn


Cái Bóng Của HOÀI VĂN VƯƠNG TRẦN QUỐC TOẢN

hay

Truyện Người Lính Nhỏ Mà Chính Khí Lớn

Vũ Tiến Quang sinh ngày 10 tháng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện. Thân phụ là hạ sĩ địa phương quân Vũ Tiến Đức. Ngày 20 tháng 3 năm 1961, trong một cuộc hành quân an ninh của quận, Hạ Sĩ Đức bị trúng đạn tử thương khi tuổi mới 25. Ông để lại bà vợ trẻ với hai con. Con trai lớn, Vũ Tiến Quang 5 tuổi. Con gái tên Vũ thị Quỳnh Chi mới tròn một năm. Vì có học, lại là quả phụ tử sĩ, bà Đức được thu dụng làm việc tại Chương Thiện, với nhiệm vụ khiêm tốn là thư ký tòa hành chánh. Nhờ đồng lương thư ký, thêm vào tiền tử tuất cô nhi, quả phụ, nên đời sống của bà với hai con không đến nỗi thiếu thốn.

Quang học tại trường tiểu học trong tỉnh. Tuy rất thông minh, nhưng Quang chỉ thích đá banh,thể thao hơn là học. Thành ra Quang là một học sinh trung bình trong lớp. Cuối năm 1967,Quang đỗ tiểu học. Nhân đọc báo Chiến Sĩ Cộng Hoà có đăng bài: “Ngôi sao sa trường:Thượng-sĩ-sữa Trần Minh, Thiên Thần U Minh Hạ”, bài báo thuật lại: Minh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Sau khi ra trường, Minh về phục vụ tại tiểu đoàn Ngạc Thần (tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, sư đoàn 21 Bộ Binh) mà tiểu đoàn đang đồn trú tại Chương Thiện.
Quang nảy ra ý đi tìm người hùng bằng xương bằng thịt. Chú bé lóc cóc 12 tuổi, được Trần Minh ôm hôn, dẫn đi ăn phở, bánh cuốn, rồi thuật cho nghe về cuộc sống vui vẻ tại trường Thiếu Sinh Quân. Quang suýt xoa, ước mơ được vào học trường này. Qua cuộc giao tiếp ban đầu, Minh là một mẫu người anh hùng, trong ước mơ của Quang. Quang nghĩ: “Mình phải như anh Minh”.

Chiều hôm đó Quang thuật cho mẹ nghe cuộc gặp gỡ Trần Minh, rồi xin mẹ nộp đơn cho mình nhập học trường Thiếu Sinh Quân. Bà mẹ Quang không mấy vui vẻ, vì Quang là con một, mà nhập học Thiếu Sinh Quân, rồi sau này trở thành anh hùng như Trần Minh thì…nguy lắm. Bà không đồng ý. Hôm sau bà gặp riêng Trần Minh, khóc thảm thiết xin Minh nói dối Quang rằng, muốn nhập học trường Thiếu Sinh Quân thì cha phải thuộc chủ lực quân, còn cha Quang là địa phương quân thì không được. Minh từ chối:

- Em không muốn nói dối cháu. Cháu là Quốc Gia Nghĩa Tử thì ưu tiên nhập học. Em nghĩ chị nên cho cháu vào trường Thiếu Sinh Quân, thì tương lai của cháu sẽ tốt đẹp hơn ở với gia đình, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.

Chiều hôm ấy Quang tìm đến Minh để nghe nói về đời sống trong trường Thiếu Sinh Quân. Đã không giúp bà Đức thì chớ, Minh còn đi cùng Quang tới nhà bà, hướng dẫn bà thủ tục xin cho Quang nhập trường. Thế rồi bà Đức đành phải chiều con. Bà đến phòng 3, tiểu khu Chương Thiện làm thủ tục cho con. Bà gặp may. Trong phòng 3 Tiểu Khu, có Trung Sĩ Nhất Cao Năng Hải, cũng là cựu Thiếu Sinh Quân. Hải lo làm tất cả mọi thủ tục giúp bà. Sợ bà đổi ý, thì mình sẽ mất thằng em dễ thương. Hải lên gặp Thiếu-tá Lê Minh Đảo, Tiểu Khu trưởng trình bầy trường hợp của Quang. Thiếu Tá Đảo soạn một văn thư, đính kèm đơn của bà Đức, xin bộ Tổng Tham Mưu dành ưu tiên cho Quang.


Tháng 8 năm 1968, Quang được giấy gọi nhập học trường Thiếu Sinh Quân, mà không phải thi. Bà Đức thân dẫn con đi Vũng Tàu trình diện. Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Quang trở thành một Thiếu Sinh Quân Việt Nam.

Quả thực trường Thiếu Sinh Quân là thiên đường của Quang. Quang có nhiều bạn cùng lứa
tuổi, dư thừa chân khí, chạy nhảy vui đùa suốt ngày. Quang thích nhất những giờ huấn luyện tinh thần, những giờ học quân sự. Còn học văn hóa thì Quang lười, học sao đủ trả nợ thầy, không bị phạt là tốt rồi. Quang thích đá banh, và học Anh văn. Trong lớp, môn Anh văn, Quang luôn đứng đầu. Chỉ mới học hết đệ lục, mà Quang đã có thể đọc sách báo bằng tiếng Anh, nói truyện lưu loát với cố vấn Mỹ.

Giáo-sư Việt văn của Quang là thầy Phạm Văn Viết, người mà Quang mượn bóng dáng để thay thế người cha. Có lần thầy Viết giảng đến câu :

“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).

Quang thích hai câu này lắm, luôn miệng ngâm nga, rồi lại viết vào cuốn sổ tay.

Trong giờ học sử, cũng như giờ huấn luyện tinh thần, Quang được giảng chi tiết về các anh hùng : Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản, thánh tổ của Thiếu Sinh Quân, giết tươi Toa Đô trong trận Hàm Tử. Quang cực kỳ sùng kính Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, từ chối công danh, chịu chết cho toàn chính khí. Quang cũng khâm phục Nguyễn Biểu, khi đối diện với quân thù, không sợ hãi, lại còn tỏ ra khinh thường chúng. Ba nhân vật này ảnh hưởng vào Quang rất sâu, rất đậm.

Suốt các niên học từ 1969-1974, mỗi kỳ hè, được phép 2 tháng rưỡi về thăm nhà, cậu bé Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang tìm đến các đàn anh trấn đóng tại Chương Thiện để trình diện. Quang được các cựu Thiếu Sinh Quân dẫn đi chơi, cho ăn quà, kể truyện chiến trường cho nghe. Một số ông uống thuốc liều, cho Quang theo ra trận. Quang chiến đấu như một con sư tử. Không ngờ mấy ông anh cưng cậu em út quá, mà gây ra một truyện động trời, đến nỗi bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam, bộ Tư-lệnh MACV cũng phải rởn da gà! Sau trở thành huyền thoại. Câu chuyện như thế này:

Hè 1972, mà quân sử Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, giữa lúc chiến trường toàn quốc sôi động. Bấy giờ Quang đã đỗ chứng chỉ 1 Bộ Binh. Được phép về thăm nhà, được các đàn anh cho ăn, và giảng những kinh nghiệm chiến trường, kinh nghiệm đời. Quang xin các anh cho theo ra trận. Mấy ông cựu Thiếu Sinh Quân, trăm ông như một, ông nào gan cũng to, mật cũng lớn, lại coi trời bằng vung. Yêu cậu em ngoan ngoãn, các ông chiều…cho Quang ra trận. Cuộc hành quân nào mấy ông cũng dẫn Quang theo.

Trong môt cuộc hành quân cấp sư đoàn, đánh vào vùng Hộ Phòng, thuộc Cà Mau. Đơn vị mà
Quang theo là trung đội trinh sát của trung đoàn 31. Trung đội trưởng là một thiếu úy cựu Thiếu Sinh Quân. Hôm ấy, thông dịch viên cho cố vấn bị bệnh, Quang lại giỏi tiếng Anh, nên thiếu úy trung đội trưởng biệt phái Quang làm thông dịch viên cho cố vấn là thiếu úy Hummer. Trực thăng vừa đổ quân xuống thì hiệu thính viên của Hummer trúng đạn chết ngay. Lập tức Quang thay thế anh ta. Nghĩa là mọi liên lạc vô tuyến, Hummer ra lệnh cho Quang, rồi Quang nói lại trong máy.

Trung đội tiến vào trong làng thì lọt trận điạ phục kích của trung đoàn chủ lực miền, tên trung đoàn U Minh. Trung đội bị một tiểu đoàn địch bao vây. Vừa giao tranh được mười phút thì Hummer bị thương. Là người can đảm, Hummer bảo Quang đừng báo cáo về Trung-tâm hành quân. Trận chiến kéo dài sang giờ thứ hai thì Hummer lại bị trúng đạn nữa, anh tử trận, thành ra không có ai liên lạc chỉ huy trực thăng võ trang yểm trợ. Kệ, Quang thay Hummer chỉ huy trực thăng võ trang. Vì được học địa hình, đọc bản đồ rất giỏi, Quang cứ tiếp tục ra lệnh cho trực thăng võ trang nã vào phòng tuyến địch, coi như Hummer còn sống. Bấy giờ quân hai bên gần như lẫn vào nhau, chỉ còn khoảng cách 20-30 thước.

Thông thường, tại các quân trường Hoa-kỳ cũng như Việt Nam, dạy rằng khi gọi pháo binh, không quân yểm trợ, thì chỉ xin bắn vào trận địa địch với khoảng cách quân mình 70 đến 100 thước. Nhưng thời điểm 1965-1975, các cựu Thiếu Sinh Quân trong khu 42 chiến thuật khi họp nhau để ăn uống, siết chặt tình thân hữu, đã đưa ra phương pháp táo bạo là xin bắn vào phòng tuyến địch, dù cách mình 20 thước. Quang đã được học phương pháp đó. Quang chỉ huy trực thăng võ trang nã vào trận địch, nhiều rocket (hoả tiễn nhỏ), đạn 155 ly nổ sát quân mình, làm những binh sĩ non gan kinh hoảng. Nhờ vậy, mà trận địch bị tê liệt.


Sau khi được giải vây, mọi người khám phá ra Quang lĩnh tới bẩy viên đạn mà không chết: trên mũ sắt có bốn vết đạn bắn hõm vào; hai viên khác trúng ngực, may nhờ có áo giáp, bằng không thì Quang đã ô-hô ai-tai rồi. Viên thứ bẩy trúng…chim. Viên đạn chỉ xớt qua, bằng không thì Quang thành thái giám.

Trung-tá J.F. Corter, cố vấn trưởng trung đoàn được trung đội trưởng trinh sát báo cáo Hummer tử trận lúc 11 giờ 15. Ông ngạc nhiên hỏi:

- Hummer chết lúc 11.15 giờ, mà tại sao tôi vẫn thấy y chỉ huy trực thăng, báo cáo cho đến lúc 17 giờ?

Vì được học kỹ về tinh thần trách nhiệm, Quang nói rằng mình là người lạm quyền, giả lệnh Hummer, thay Hummer chỉ huy. Quang xin lỗi Corter. Trung-tá J.F. Corter tưởng Quang là lính người lớn, đề nghị gắn huy chương Hoa Kỳ cho Quang. Bấy giờ mới lòi đuôi chuột ra rằng các ông cựu Thiếu Sinh Quân đã uống thuốc liều, cho thằng em sữa ra trận.

Đúng ra theo quân luật, mấy ông anh bị phạt nặng, Quang bị đưa ra tòa vì “Không có tư cách mà lại chỉ huy”. Nhưng các vị sĩ quan trong sư đoàn 21, trung đoàn 31 cũng như cố vấn đều là những người của chiến trường, tính tình phóng khoáng, nên câu truyện bỏ qua. Quang không được gắn huy chương, mà mấy ông anh cũng không bị phạt. Hết hè, Quang trở về trường mang theo kỷ niệm chiến đấu cực đẹp trong đời cậu bé, mà cũng là kỷ niệm đẹp vô cùng của Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Câu truyện này trở thành huyền thoại. Huyền thoại này lan truyền mau lẹ khắp năm tỉnh của khu 42 chiến thuật : Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Chương Thiện. Quang trở thành người hùng lý tưởng của những thiếu nữ tuổi 15-17 !

Năm 1974, sau khi đỗ chứng chỉ 2 Bộ Binh, Quang ra trường, mang cấp bậc trung sĩ. Quang nộp đơn xin về sư đoàn 21 Bộ Binh. Quang được toại nguyện. Sư đoàn phân phối Quang về tiểu đoàn Ngạc Thần tức tiểu đoàn 2 trung đoàn 31, tiểu đoàn của Trần Minh sáu năm trước. Thế là giấc mơ 6 năm trước của Quang đã thành sự thực.

Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng tại Chương Thiện. Bấy giờ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng
Chương Thiện là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tham mưu trưởng tiểu khu là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời. Cả hai đều là cựu Thiếu Sinh Quân. Đại-tá Cẩn là cựu Thiếu Sinh Quân cao niên nhất vùng Chương Thiện bấy giờ (36 tuổi). Các cựu Thiếu Sinh Quân trong tiểu đoàn 2-31 dẫn Quang đến trình diện anh hai Cẩn. Sau khi anh em gặp nhau, Cẩn đuổi tất các tùy tùng ra ngoài, để anh em tự do xả xú báp.

Cẩn bẹo tai Quang một cái, Quang đau quá nhăn mặt. Cẩn hỏi:

- Ê ! Quang, nghe nói mày lĩnh bẩy viên đạn mà không chết, thì mày thuộc loại mình đồng da sắt. Thế sao tao bẹo tai mày, mà mày cũng đau à?

- Dạ, đạn Việt-cộng thì không đau. Nhưng vuốt anh cấu thì đau.

- Móng tay tao, đâu phải vuốt?

- Dạ, người ta nói anh là cọp U Minh Thượng…Thì vuốt của anh phải sắc lắm.

- Hồi đó suýt chết, thế bây giờ ra trận mày có sợ không?

- Nếu khi ra trận anh sợ thì em mới sợ. Cái lò Thiếu Sinh Quân có bao giờ nặn ra một thằng nhát gan đâu ?

- Thằng này được. Thế mày đã trình diện anh Thời chưa?

- Dạ anh Thời-thẹo không có nhà.

Thiếu Tá Nguyễn Văn Thời, tham mưu trưởng Tiểu-khu, uy quyền biết mấy, thế mà một trung sĩ 18 tuổi dám gọi cái tên húy thời thơ ấu ra, thì quả là một sự phạm thượng ghê gớm. Nhưng cả Thời lẫn Quang cùng là cựu Thiếu Sinh Quân thì lại là một sự thân mật. Sau đó anh em kéo nhau đi ăn trưa. Lớn, bé cười nói ồn ào, như không biết tới những người xung quanh.

Bấy giờ tin Trần Minh đã đền nợ nước tại giới tuyến miền Trung. Sự ra đi của người đàn anh, của người hùng lý tưởng làm Quang buồn không ít. Nhưng huyền thoại về Trần Minh lưu truyền, càng làm chính khí trong người Quang bừng bừng bốc lên.

Tại sư đoàn 21 Bộ Binh, tất cả các hạ sĩ quan cũng như các Thiếu Sinh Quân mới ra trường, thường chỉ được theo hành quân như một khinh binh. Đợi một vài tháng đã quen với chiến trường, rồi mới được chỉ định làm tiểu đội trưởng. Nhưng vừa trình diện, Quang được cử làm trung đội phó ngay, dù hầu hết các tiểu đội trưởng đều ở cấp trung sĩ, trung sĩ nhất, mà những người này đều vui lòng. Họ tuân lệnh Quang răm rắp!

Sáu tháng sau, đầu năm 1975 nhờ chiến công, Quang được thăng trung sĩ nhất, nhưng chưa đủ một năm thâm niên, nên chưa được gửi đi học sĩ quan. Quang trở thành nổi tiếng trong trận đánh ngày 1-2-1975, tại Thới Lai, Cờ Đỏ. Trong ngày hôm ấy, đơn vị của Quang chạm phải tiểu đoàn Tây Đô. Đây là một tiểu đoàn được thành lập từ năm 1945, do các sĩ quan Nhật Bản không muốn về nước, trốn lại Việt Nam…huấn luyện. Quang đã được Đại Ttá Hồ Ngọc Cẩn giảng về kinh nghiệm chiến trường:

“Tây Đô là tiểu đoàn cơ động của tỉnh Cần Thơ. Tiểu đoàn có truyền thống lâu đời, rất thiện chiến. Khi tác chiến cấp đại đội, tiểu đoàn chúng không hơn các đơn vị khác làm bao. Nhưng tác chiến cấp trung đội, chúng rất giỏi. Chiến thuật thông thường, chúng dàn ba tiểu đội ra, chỉ tiểu đội ở giữa là nổ súng. Nếu thắng thế, thì chúng bắn xối xả để uy hiếp tinh thần ta, rồi hai tiểu đội hai bên xung phong. Nếu yếu thế, thì chúng lui. Ta không biết, đuổi theo, thì sẽ dẫm phải mìn, rồi bị hai tiểu đội hai bên đánh ép. Vì vậy khi đối trận với chúng, phải im lặng không bắn trả, để chúng tưởng ta tê liệt. Khi chúng bắt đầu xung phong, thì dùng vũ khí cộng đồng nã vào giữa, cũng như hai bên. Thấy chúng chạy, thì tấn công hai bên, chứ đừng đuổi theo. Còn như chúng tiếp tục xung phong ta phải đợi chúng tới gần rồi mớí phản công”.

Bây giờ Quang có dịp áp dụng. Sau khi trực thăng vận đổ quân xuống. Cả đại đội của Quang bị địch pháo chụp lên đầu, đại liên bắn xối xả. Không một ai ngóc đầu dậy được. Nhờ pháo binh, trực thăng can thiệp, sau 15 phút đại đội đã tấn công vào trong làng. Vừa tới bìa làng, thiếu úy trung đội trưởng của Quang bị trúng đạn lật ngược. Quang thay thế chỉ huy trung đội. Trung đội dàn ra thành một tuyến dài đến gần trăm mét. Đến đây, thì phi pháo không can thiệp được nữa, vì quân hai bên chỉ cách nhau có 100 mét, gần như lẫn vào nhau. Nhớ lại lời giảng của Cẩn, Quang ra lệnh im lặng, chỉ nổ súng khi thấy địch. Ngược lại ngay trước mặt Quang, khoảng 200 thước là một cái hầm lớn, ngay trước hầm hai khẩu đại liên không ngừng nhả đạn. Quang ghi
nhận vị trí hai khẩu đại liên với hai khẩu B40 ra lệnh:

” Lát nữa khi chúng xung phong thì dùng M79 diệt hai khẩu đại liên, B40, rồi hãy bắn trả “. Sau gần 20 phút, thình lình địch xả súng bắn xối xả như mưa, như gió, rồi tiếng hô xung phong phát ra. Chỉ chờ có thế, M79 của Quang khai pháo. Đại liên, B40 bị bắn tung lên, trong khi địch đang xung phong. Bấy giờ trung đội của Quang mới bắn trả. Chỉ một loạt đạn, toàn bộ phòng tuyến địch bị cắt. Quang ra lệnh xung phong. Tới căn hầm, binh sĩ không dám lại gần, vì bị lựu đạn từ trong ném ra. Quang ra lệnh cho hai khẩu đại liên bắn yểm trợ, rồi cho một khinh binh bò lại gần, tung vào trong một quả lựu đạn cay. Trong khi Quang hô :

- Ra khỏi hầm, dơ tay lên đầu ! Bằng không lựu đạn sẽ ném vào trong.

Cánh cửa hầm mở ra, mười tám người, nam có, nữ có, tay dơ lên đầu, ra khỏi hầm, lựu đạn cay làm nước mắt dàn dụa.

Đến đây trận chiến chấm dứt.

Thì ra 18 người đó là đảng bộ và ủy ban nhân dân của huyện châu thành Cần Thơ. Trong đó có viên huyện ủy và viên chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.

Sau trận này Quang được tuyên dương công trạng trước quân đội, được gắn huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Trong lễ chiến thắng giản dị, Quang được một nữ sinh trường Đoàn Thị Điểm quàng vòng hoa. Nữ sinh đó tên Nguyễn Hoàng Châu, 15 tuổi, học lớp đệ ngũ. Cho hay, anh hùng với giai nhân xưa nay thường dễ cảm nhau. Quang, Châu yêu nhau từ đấy. Họ viết thư cho nhau hàng ngày. Khi có dịp theo quân qua Cần Thơ, thế nào Quang cũng gặp Châu. Đôi khi Châu táo bạo, xuống Chương Thiện thăm Quang. Mẹ Quang biết truyện, bà lên Cần Thơ gặp cha mẹ Châu. Hai gia đình đính ước với nhau. Họ cùng đồng ý : Đợi năm tới, Quang xin học khóa sĩ quan đặc biệt, Châu 17 tuổi, thì cho cưới nhau.

Nhưng mối tình đó đã đi vào lịch sử…

Tình hình toàn quốc trong tháng 3, tháng 4 năm 1975 biến chuyển mau lẹ. Ban Mê Thuột bị mất, Quân Đoàn 2 rút lui khỏi Cao Nguyên, rồi Quân Đoàn 1 bỏ mất lãnh thổ. Rồi các sĩ quan bộ Tổng Tham Mưu được Hoa Kỳ bốc đi. Ngày 29-4, trung đội của Quang chỉ còn mười người. Tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bỏ ngũ về lo di tản gia đình. Quang vào bộ chỉ huy tiểu khu Chương Thiện trình diện Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Cẩn an ủi :

- Em đem mấy người thuộc quyền vào đây ở với anh.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, viên tướng mặt bánh đúc, đần độn Dương Văn Minh phát thanh bản văn ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng-hòa buông súng đầu hàng. Tất cả các đơn vị quân đội miền Nam tuân lệnh, cởi bỏ chiến bào, về sống với gia đình. Một vài đơn vị lẻ lẻ còn cầm cự. Tiếng súng kháng cự của các đơn vị Dù tại Sài-gòn ngừng lúc 9 giờ 7 phút.

Đúng lúc đó tại Chương Thiện, tỉnh trưởng kiêm Tiểu Khu trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Ông đang chỉ huy các đơn vị thuộc quyền chống lại cuộc tấn công của Cộng quân. Phần thắng đã nằm trong tay ông. Lệnh của Dương Văn Minh truyền đến. Các quận trưởng chán nản ra lệnh buông súng. Chỉ còn tỉnh lỵ là vẫn chiến đấu. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ra lệnh:

“Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống trái với hiến pháp. Ông ta không có tư cách của vị Tổng Tư Lệnh. Hãy tiếp tục chiến đấu”.

Nhưng đến 12 giờ trưa, các đơn vị dần dần bị tràn ngập, vì quân ít, vì hết đạn vì mất tinh thần. Chỉ còn lại bộ chỉ huy tiểu khu. Trong bộ chỉ huy tiểu khu, có một đại đội địa phương quân cùng nhân viên bộ ham mưu. Đến 13 giờ, lựu đạn, đạn M79 hết. Tới 14 giờ 45, thì đạn hết, làn sóng Cộng quân tràn vào trong bộ chỉ huy. Cuối cùng chỉ còn một ổ kháng cự từ trong một hầm chiến đấu, nơi đó có khẩu đại liên. Một quả lựu đạn cay ném vào trong hầm, tiếng súng im bặt. Quân Cộng Sản vào hầm lôi ra hai người. Một là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng và một trung sĩ mớí 19 tuổi. Trung sĩ đó tên là Vũ Tiến Quang.

Bấy giờ đúng 15 giờ.

Kẻ chiến thắng trói người chiến bại lại. Viên đại tá chính ủy của đơn vị có nhiệm vụ đánh tỉnh Chương Thiện hỏi:

- Đ.M. Tại sao có lệnh đầu hàng, mà chúng mày không chịu tuân lệnh?

Đại Tá Cẩn trả lời bằng nụ cười nhạt.

Trung sĩ Quang chỉ Đại Tá Cẩn:

- Thưa đại tá, tôi không biết có lệnh đầu hàng. Ví dù tôi biết, tôi cũng vẫn chiến đấu. Vì anh ấy là cấp chỉ huy trực tiếp của tôi. Anh ra lệnh chiến đấu, thì tôi không thể cãi lệnh.

Cộng quân thu nhặt xác chết trong, ngoài bộ chỉ huy tiểu khu. Viên chính ủy chỉ những xác chết nói với Đại Tá Cẩn:

- Chúng mày là hai tên ngụy ác ôn nhất. Đ.M. Chúng mày sẽ phải đền tội.

Đại Tá Cẩn vẫn không trả lời, vẫn cười nhạt. Trung sĩ Quang ngang tàng:

- Đại tá có lý tưởng của đại tá, tôi có lý tưởng của tôi. Đại tá theo Karl Marx, theo Lénine; còn tôi, tôi theo vua Hùng, vua Trưng. Tôi tuy bại trận, nhưng tôi vẫn giữ lý tưởng của tôi. Tôi không gọi đại tá là tên Việt Cộng. Tại sao đại tá lại mày tao, văng tục với chúng tôi như bọn ăn cắp gà, phường trộm trâu vậy? Phải chăng đó ngôn ngữ của đảng Cộng-sản ?

Viên đại tá rút súng kề vào đầu Quang:

- Đ.M. Tao hỏi mày, bây giờ thì mày có chính nghĩa hay tao có chính nghĩa?

- Xưa nay súng đạn trong tay ai thì người đó có lý. Nhưng đối với tôi, tôi học trường Thiếu Sinh Quân, súng đạn là đồ chơi của tôi từ bé. Tôi không sợ súng đâu. Đại tá đừng dọa tôi vô ích. Tôi vẫn thấy tôi có chính nghĩa, còn đại tá không có chính nghĩa. Tôi là con cháu Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản mà.

- Đ.M. Mày có chịu nhận mày là tên ngụy không?

- Tôi có chính nghĩa thì tôi không thể là ngụy. Còn Cộng quân dùng súng giết dân mới là ngụy, là giặc cướp. Tôi nhất quyết giữ chính khí của tôi như Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, như Nguyễn Biểu.

Quang cười ngạo nghễ:

- Nếu đại tá có chính nghĩa tại sao đại tá lại dùng lời nói thô tục vớí tôi? Ừ! Muốn mày tao thì mày tao. Đ.M. tên Cộng Sản ác ôn! Nếu tao thắng, tao dí súng vào thái dương mày rồi hỏi: Đ.M.Mày có nhận mày là tên Việt Cộng không? Thì mày trả lời sao?

Một tiếng nổ nhỏ, Quang ngã bật ngửa, óc phọt ra khỏi đầu, nhưng trên môi người thiếu niên còn nở nụ cười. Tôi không có mặt tại chỗ, thành ra không mường tượng ý nghĩa nụ cười đó là nụ cười gì? Độc giả của tôi vốn thông minh, thử đoán xem nụ cưòi đó mang ý nghĩa nào? Nụ cười hối hận ? Nụ cười ngạo nghễ? Nụ cười khinh bỉ? Hay nụ cười thỏa mãn?


Ghi chú :

Nhân chứng quan trọng nhất, chứng kiến tận mắt cái chết của Vũ Tiến Quang thuật cho tác giả nghe là cô Vũ Thị Quỳnh Chi. Cô là em ruột của Quang, nhỏ hơn Quang 4 tuổi. Lúc anh cô bị giết, cô mới 15 tuổi (cô sinh năm 1960). Hiện (1999) cô là phu nhân của bác sĩ Jean Marc Bodoret, học trò của tôi, cư trú tại Marseille.

Cái lúc mà Quang ngã xuống, thì trong đám đông dân chúng tò mò đứng xem có tiếng một thiếu nữ thét lên như xé không gian, rồi cô rẽ những người xung quanh tiến ra ôm lấy xác Quang. Thiếu nữ đó là Nguyễn Hoàng Châu. Em gái Quang là Vũ thị Quỳnh Chi đã thuê được chiếc xe ba bánh. Cô cùng Nguyễn Hoàng Châu ôm xác Quang bỏ lên xe, rồi bọc xác Quang bằng cái Poncho, đem chôn.

Chôn Quang xong, Châu từ biệt Quỳnh Chi, trở về Cần Thơ. Nhưng ba ngày sau, vào một buổi sáng sớm Quỳnh-Chi đem vàng hương, thực phẩm ra cúng mộ anh, thì thấy Châu trong bộ y phục trắng của nữ sinh, chết gục bên cạnh. Mặt Châu vẫn tươi, vẫn đẹp như lúc sống. Đích thân Quỳnh Chi dùng mai, đào hố chôn Châu cạnh mộ Quang.

Năm 1998, tôi có dịp công tác y khoa trong đoàn Liên Hiệp các viện bào chế Châu Âu (CEP= Coopérative Européenne Pharmaceutique) , tôi đem J.M Bodoret cùng đi, Quỳnh Chi xin được tháp tùng chồng. Lợi dụng thời gian nghỉ công tác 4 ngày, từ Sài-gòn, chúng tôi thuê xe đi Chương Thiện, tìm lại ngôi mộ Quang-Châu. Ngôi mộ thuộc loại vùi nông một nấm dãi dầu nắng mưa, cỏ hoa trải 22 năm, rất khó mà biết đó là ngôi mộ. Nhưng Quỳnh-Chi có trí nhớ tốt. Cô đã tìm ra. Cô khóc như mưa, như gió, khóc đến sưng mắt. Quỳnh-Chi xin phép cải táng, nhưng bị từ chối. Tuy nhiên, cuối cùng có tiền thì mua tiên cũng được. Giấy phép có. Quỳnh-Chi cải táng mộ Quang-Châu đem về Kiên Hưng, chôn cạnh mộ của ông Vũ Tiến Đức. Quỳnh-Chi muốn bỏ hài cốt Quang, Châu vào hai cái tiểu khác nhau. Tôi là người lãng mạn. Tôi đề nghị xếp hai bộ xương chung với nhau vào trong một cái hòm. Bodoret hoan hô ý kiến của sư phụ.

Ngôi mộ của ông Đức, của Quang-Châu xây xong. Tôi cho khắc trên miếng đồng hàng chữ:

“Nơi đây AET Vũ Tiến Quang, 19 tuổi,
An giấc ngàn thu cùng
Vợ là Nguyễn Hoàng Châu
Nở nụ cười thỏa mãn vì thực hiện được giấc mộng”

Giấc mộng của Quang mà tôi muốn nói, là: được nhập học trường Thiếu Sinh Quân, rồi trở thành anh hùng. Giấc mộng của Châu là được chết, được chôn chung với người yêu. Nhưng người ta có thể hiểu rằng: Quang thỏa mãn nở nụ cười vì mối tình trọn vẹn.

14.8.1975 Ngày Cuối Cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn




Tiểu Sử Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn



"Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".


Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (24 tháng 3 năm 1938 - 14 tháng 8 năm 1975)


Là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong binh chủng biệt động quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư đoàn 21 và Sư đoàn 9 bộ binh. Chức vụ cuối cùng lúc bị phía cộng sản bắt là đại tá tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện (tỉnh lị là Vị Thanh nay là tỉnh lị tỉnh Hậu Giang). Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng đối phương vây bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975.

Thiếu thời

Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại miền tây. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học năm (1945) thì Chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường thiếu sinh quân. Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường thiếu sinh quân như sau:
Trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định
Trường thiếu sinh quân đệ nhị quân khu ở Huế
Trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu ở Hà Nội
Trường thiếu sinh quân Móng Cái dành cho sắc dân Nùng
Trường thiếu sinh quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột
Trường thiếu sinh quân Đà Lạt của quân đội Pháp
Trường thiếu sinh quân Đông Dương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàu

Ông được thu nhận vào lớp nhì trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường thiếu sinh quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.
Khi Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường thiếu sinh quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Ông học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào mà ông lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của ông được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của ông chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi.

Binh nghiệp
Năm 17 tuổi ông được gửi lên học tại Liên trường võ khoa Thủ Đức, về vũ khí, niên khóa 1955-1956. Sau ba tháng, ông đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, ông lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.
Theo quy chế dành cho các thiếu sinh quân thời đó, một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau ông là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.
Chiến tranh tại miền Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, bộ quốc phòng cho mở các khóa sĩ quan đặc biệt. Ông được nhập học Khóa 2 Hiện Dịch thuộc Trường Hạ Sỉ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Đế Nha Trang và tốt nghiệp khóa sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy.

Sau khi ra trường, ông theo học một khóa huấn luyện biệt động quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là trung đội trưởng thuộc tiểu đoàn 42 biệt động quân "Cọp ba đầu rằn". Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Nhờ tài chỉ huy thiên bẩm và chiến đấu gan dạ nên ông được thăng cấp đặc cách nhiều lần tại mặt trận lên đến trung úy và được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 42.
Cuối năm 1966, ông từ biệt tiểu đoàn 42 biệt động quân đi làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Suốt năm 1967, ông với tiểu đoàn 1 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm tỉnh vùng sông Hậu. Sau trận tổng công kích Mậu Thân, ông được thăng thiếu tá. Năm 1968, ông là người có nhiều huy chương nhất quân đội.
Năm 1970, ông được thăng trung tá và rời tiểu đoàn 1 trung đoàn 33 đi làm trung đoàn trưởng trung đoàn 15 thuộc sư đoàn 9 bộ binh. Năm 1972, ông được lệnh mang trung đoàn 15 từ miền Tây lên giải phóng An Lộc. Cuối năm 1973, ông được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.

Trận chiến cuối cùng
Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14-8-1975.
Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu. Các đơn vị quân cộng sản tiến vào tiếp thu tiểu khu Chương Thiện, thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cuối cùng ông bị bắt và mang ra xử bắn tại sân vận động Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975. Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội vừa nêu ra không thì ông trả lời như sau:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".
Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể có Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về ... và phủ cho một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ... mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.

NGUYEN HUY HUNG

HƠN 50 NĂM ĐI TÌM ĐỒNG THUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH GENEVA 1954.

HƠN 50 NĂM ĐI TÌM ĐỒNG THUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH GENEVA 1954.
Ngày 7/07/2007 - Luật Sư Nguyễn Hữu Thống

12 giờ đêm 20-7-1954, tại Điện Liên Quốc Geneva, không phải chỉ có một hiệp định, mà có tất cả ba Hiệp Định Geneva cùng được ký kết là:

1) Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam;

2). Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Ai Lao; và

3). Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Căm Bốt.

Từ đó đến nay đã hơn 50 năm. Trong thời gian này có nhiều tài liệu sách báo, nhiều cuộc thuyết trình hội thảo bàn về Hiệp Định Geneva về Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn không có đồng thuận về tính chất và tác dụng của Hiệp Định. Bất đồng giữa người dân chủ và người cộng sản; bất đồng giữa những người dân chủ trong cùng một chiến tuyến; bất đồng giữa những sử gia hay luật gia và một số những người hoạt động chính trị.

Các nhà sử học và luật học chỉ tham chiếu vào nguyên bản Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 để kết luận rằng, về tính chất, đây là một hiệp ước thuần túy quân sự tương tự như Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Bàn Môn Điếm ký kết tại Triều Tiên trước đó một năm, ngày 27-7-1953.

Hai Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự này hiển nhiên có tính chất quân sự và có tác dụng ngừng bắn (cease-fire) hay đình chiến (armistice), đồng thời quy định một giới tuyến quân sự (military line) làm biên giới (boundary) cho hai miền Nam Bắc: vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên và vĩ tuyến 17 tại Việt Nam. Vì là những hiệp ước thuần túy quân sự nên chúng không có tác dụng chính trị, và không đưa ra giải pháp chính trị như tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Nam Bắc. Cho đến nay, sau 54 năm, vẫn chưa có một giải pháp chính trị cho vấn đề thống nhất Triều Tiên.

Trong khi đó, một số những người hoạt động chính trị lại khẳng định rằng, ngoài Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 còn có thêm văn kiện ngày 21-7-1954. Đối với họ, văn kiện này là một hiệp ước chính trị, vì nó đưa ra giải pháp thống nhất hai miền Nam Bắc bằng tổng tuyển cử vào năm 1956. Đây là lập trường cố hữu của Đảng Cộng Sản, theo đó, vì Việt Nam Cộng Hòa đã không thi hành Hiệp Định Geneva 1954 và không tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước bằng đường lối hòa bình, nên Bắc Việt phải dùng võ trang để thống nhất quốc gia. Thật ra văn kiện ngày 21-7-1954 không phải là một hiệp ước hay hiệp định, mà chỉ là một bản tuyên bố mệnh danh là “Tuyên Ngôn Sau Cùng” (Final Declaration).

Có 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva 1954 là Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Dương là hai nước Việt Nam, Ai Lao và Cam Bốt.

Điều đáng chú ý là trong số 9 phái đoàn, không có đại diện quốc gia nào ký tên vào bản Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954, kể cả Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Trong khi đó trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva ngày 20-7-1954 chỉ có hai chữ ký của hai tướng lãnh là:

1). Thiếu Tướng Henri Delteil đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương; và

2). Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Bắc Việt), Tổng Tư Lệnh các đơn vị chiến đấu Pathet Lào và Tổng Tư Lệnh các lực lượng Kháng Chiến Khờ-Me.

Có nhiều phương cách để diễn giải Hiệp Định Geneva 1954:

1). Theo danh xưng chính thức, đây là Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam, tương tự như Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Triều Tiên ký một năm trước đó, ngày 27-7-1953.

Đã gọi là “đình chỉ chiến sự” thì chỉ có thể là một hiệp định đình chiến hay ngừng bắn nghĩa là một hiệp định thuần túy quân sự. Nó không thể đề cập đến những vấn đề chính trị như tổng tuyển cử để thống nhất hai miền Nam Bắc. Đó cũng là tính chất và tác dụng của Hiệp Định Bàn Môn Điếm (Triều Tiên) ngày 27-7-1953.

2). Quốc Gia Việt Nam không ký Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, và cũng không ký Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954. Do đó Việt Nam Cộng Hòa không có nghĩa vụ pháp lý phải tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956.

3). Hoa Kỳ cũng đã không ký Hiệp Định Geneva 1954 vì Hoa Kỳ không tham gia vào Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất (1946-1954). Ngày 18-7-1954 tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Eisenhower minh thị tuyên bố Hoa Kỳ không bị ràng buộc bởi Hiệp Định Geneva 1954.

4). Trong khi đó Quốc Gia Việt Nam đã tham gia Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhất từ 1949 sau khi thâu hồi chủ quyền độc lập do Hiệp Định Élysée ký ngày 8-3-1949 giữa Tổng Thống Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại. Với tư cách đại diện Quốc Gia Việt Nam, phái đoàn Việt Nam đã tham dự Hội Nghị Geneva từ tháng 5-1954 với Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định, và từ tháng 6-1954 với Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ.

Từ 1949 Việt Nam là một quốc gia liên kết trong Khối Liên Hiệp Pháp. Người ký Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954 là Thiếu Tướng Henri Delteil, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương. Theo quy chế Liên Hiệp Pháp, trong thời chiến tranh, Việt Nam và Pháp cùng chiến đấu dưới danh nghĩa Quân Đội Liên Hiệp Pháp. Do đó chữ ký của vị tư lệnh hành quân Henri Delteil có hiệu lực ràng buộc Quốc Gia Việt Nam về mặt quân sự. Tướng Henri Delteil không có tư cách đại diện cho ba Quốc Gia Đông Dương về mặt chính trị, vì lúc này 3 nước Việt Nam , Ai Lao và Cam Bốt đã được độc lập chiếu các Hiệp Định Elysée ngày 8-3-1949, 20-7-1949 và 8-11-1949.

5). Quốc Gia Việt Nam đã thực sự tuân hành những điều khoản quy định trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva 1954, như ngừng bắn, đình chiến, trao đổi tù binh, tập kết quân cán chính theo giới tuyến quân sự (phía Nam vĩ tuyến 17), và đã tổ chức di tản gần một triệu đồng bào Miền Bắc tỵ nạn Cộng Sản trong thời hạn 300 ngày tập kết.

Như vậy Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva 1954 đã được thực sự thi hành về mặt quân sự. Quốc Gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng Hòa không có trách nhiệm tổ chức tổng tuyển cử năm 1956 để thống nhất hai miền Nam Bắc về mặt chính trị.

Muốn hiểu rõ vấn đề, chúng ta phải có cái nhìn bao quát từ 1949, là thời điểm ranh mốc lịch sử của Âu Châu và Á Châu.

Tại Âu Châu, tháng 10-1949 với sự thành lập Cộng Hòa Dân Chủ (Đông) Đức, Stalin kiện toàn Bức Màn Sắt gồm 7 nước: Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, An Ba Ni, Bun Ga Ri và Ru Ma Ni. Từ đó Đế Quốc Sô Viết thành hình. Và Chiến Tranh Lạnh hay Chiến Tranh Ý Thức Hệ bộc phát giữa Quốc Tế Cộng Sản và Thế Giới Dân Chủ.

Tại Á Châu, cũng trong tháng 10-1949, Mao Trạch Đông chiếm toàn thể Hoa Lục và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Với tham vọng đế quốc, họ Mao tuyên bố sẽ giải phóng một ngàn triệu con người Á Châu khỏi ách đế quốc tư bản. Đây hiển nhiên là lời thách thức Thế Giới Dân Chủ.

Cũng trong năm 1949, tại Á Châu, tất cả các Đế Quốc Tây Phương như Mỹ, Anh, Pháp, Hòa Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 thuộc địa Á Châu:

Năm 1946 Hoa Kỳ trả độc lập cho Phi Luật Tân, và Pháp trả độc lập cho Syria và Lebanon.

Trong những năm 1947 và 1948, Anh trả độc lập cho 5 nước Ấn Độ, Đại Hồi, Miến Điện, Tích Lan và Palestine.

Năm 1949, Pháp trả độc lập cho Việt Nam (tháng 3-1949), cho Ai Lao (tháng 7-1949) và cho Cao Miên (tháng 11-1949). Và Hòa Lan trả độc lập cho Nam Dương tháng 12-1949.

Nhân danh Chủ Tịch Liên Hiệp Pháp, Tổng Thống Vincent Auriol yêu cầu Quốc Gia Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Pháp trong tinh thần bình đẳng, hợp tác và hữu nghị.

Từ đó Việt Nam được hoàn toàn độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa và có quân đội riêng. Theo quy chế Liên Hiệp Pháp, Việt Nam và Pháp có chính sách ngoại giao chung và phòng thủ chung.

Về mặt quốc phòng, biên thùy củaViệt Nam là biên thùy của Liên Hiệp Pháp mà Cộng Hòa Pháp có nghĩa vụ phải bảo vệ. Giữa Việt Nam và Pháp có nghĩa vụ an ninh hỗ tương. Khi có chiến tranh, hai bên sẽ thiết lập một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp với một tướng lãnh Pháp làm tư lệnh hành quân và một tướng lãnh Việt Nam làm tham mưu trưởng.

Trở lại Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva ngày 20-7-1954, vì đây là một hiệp ước quân sự nên chỉ có 2 chữ ký của 2 tướng lãnh:

Thiếu tướng Henri Delteil và Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Cũng như trong Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953, chỉ có 2 chữ ký, một của vị tướng lãnh Hoa Kỳ đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên, và một của vị tướng lãnh Bắc Hàn đại diện Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cộng Sản (Bắc Hàn và Trung Quốc).

Ngày 20-7-1954, Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu đã ký cả 3 Hiệp Định Đình Chiến ở Việt Nam, ở Ai Lao và ở Cam Bốt. Lẽ tất nhiên, chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết, Tướng Tạ Quang Bửu thuộc Bộ Quốc Phòng không có quyền đại diện cho Ai Lao và Cam Bốt nếu đây là những Hiệp Ước Ngoại Giao có tác dụng chính trị.

Chúng ta hãy đối chiếu Hiệp Định Geneva 1954 với Hiệp Định Paris 1973:

Trái với Hiệp Định Geneva ngày 20-7-1954, Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 là một hiệp ước ngoại giao có tác dụng chính trị (thống nhất Việt Nam). Do đó nó mang chữ ký của các ngoại trưởng Trần Văn Lắm (Việt Nam Cộng Hòa), William Rogers (Hoa Kỳ), Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) và Nguyễn Thị Bình (Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam). Ngoài ra, cùng với Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc còn có 10 Quốc Gia đứng ra bảo lãnh sự thi hành Hiệp Định Paris 1973.

Theo Điều 15 Hiệp Định Paris 1973: “việc thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên căn bản thương nghị và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam, không bên nào cưỡng ép bên nào, không bên nào thôn tính bên nào. Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam đồng thỏa thuận” (theo nguyên tắc nhất trí). Vậy mà, 2 năm sau, khi Hiệp Định Paris còn chưa ráo mực, Bắc Việt đã đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Luật pháp văn minh của loài người đã bị thay thế bởi Luật Rừng Xanh. Đây là một vi phạm cực kỳ thô bạo.

Trong khi đó Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva ngày 20-7-1954 và Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Bàn Môn Điếm ngày 27-7-1953 là những bản hiệp ước thuần túy quân sự và có tác dụng ngừng bắn hay đình chiến, nhằm quy định một giới tuyến quân sự là biên giới của hai miền Nam Bắc (vĩ tuyến 17 Bắc tại Việt Nam và vĩ tuyến 38 Bắc tại Triều Tiên). Tại vùng giới tuyến thuộc quyền kiểm soát của quân đội bên nào thì chính quyền bên ấy phụ trách việc quản trị hành chánh.

Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam gồm 6 Chương và 47 Điều, có nội dung thuần túy quân sự, như quy định giới tuyến, ngừng bắn, quân số, võ khí, căn cứ quân sự, liên minh quân sự, tha tù binh, thời hạn tập kết, không phong tỏa và không kình chống, Ban Liên Hợp Quân Sự và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, v.v...

Hội Nghị Geneva về Đông Dương được triệu tập đầu tháng 5-1954 với 9 phái đoàn tham dự:

1). Đại diện 3 cường quốc Tây Phương Mỹ, Anh, Pháp, là Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Bedell Smith, Ngoại Trưởng Anh Eden, và Ngoại Trưởng Pháp Bidault.

2). Đại diện 2 cường quốc Cộng Sản là Ngoại Trưởng Nga Molotov và Thủ Tướng Chu Ân Lai. (Trung Quốc được mời tham dự vì có can thiệp vào Chiến Tranh Triều Tiên và Chiến Tranh Đông Dương).

3). Đại diện 4 quốc gia Đông Dương là Trần Văn Đỗ (Nam Việt), Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu (Bắc Việt), Sam Sary (Cao Miên), và một đại diện Ai Lao. Hai Ngoại Trưởng Anh, Nga là đồng chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954.

Chương trình nghị sự là đình chiến hay ngừng bắn.

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam đề nghị không chia cắt lãnh thổ, chỉ ngừng bắn tại chỗ hay ngừng bắn da beo dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Tới tháng 7-1954, quân đội Liên Hiệp Pháp vẫn kiểm soát các thị trấn lớn, kể cả đường chiến lược số 5 (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng) và các giáo khu Bùi Chu, Phát Diệm. Quân số Pháp tại Điện Biên Phủ chỉ là 5% tổng số lực lượng Liên Hiệp Pháp. (Ngừng bắn tại chỗ cũng là đề nghị của phái bộ Hoa Kỳ trong Hội Nghị Bàn Môn Điếm). Tuy nhiên kinh nghiệm cho biết, trong giai đoạn hòa đàm, phe Cộng Sản vẫn vừa đánh vừa đàm, và số thương vong còn trầm trọng hơn cả trong giai đoạn vận động chiến. Kết cuộc Hội Nghị đã chấp nhận ngừng bắn hay đình chiến theo một giới tuyến: vĩ tuyến 38 tại Triều Tiên và vĩ tuyến 17 tại Việt Nam.

Hiệp Định Geneva được ký hồi 12 giờ đêm 20-7-1954. Đó là kỳ hạn chót để nội các Mendes France ký một hiệp định ngừng bắn tức khắc. Nếu không đạt được kết quả này thì ngày hôm sau nội các Mendes France sẽ từ chức. Ông đã minh thị cam kết như vậy với Quốc Hội Pháp khi nhậm chức thay thế Thủ Tướng Laniel ngày 17-6-1954. Không có sự chối cãi là Hiệp Định Geneva được ký kết ngày 20-7-1954 và KHÔNG CÓ HIỆP ĐỊNH GENEVA NÀO KHÁC ĐƯỢC KÝ NGÀY 21-7-1954. 3 giờ sau, sáng ngày 21-7-1954, Hội Nghị thông qua bản Tuyên Ngôn Sau Cùng (Final Declaration), trong đó có điều khoản khuyến cáo 2 nước Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7-1956.

Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954 không mang chữ ký của bất cứ đại diện phái đoàn nào của 9 quốc gia tham dự hội nghị. Đây chỉ là một bản tuyên ngôn ý định (Declaration of Intent) nói lên ý nguyện hay khuyến cáo của Hội Nghị. Hai tướng Henri Delteil và Tạ Quang Bửu cũng không ký vào Tuyên Ngôn Sau Cùng.

Về mặt pháp lý, tuyên ngôn không phải là hiệp ước, nên không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực chấp hành.

Chúng ta đơn cử 4 thí dụ:

1). Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 chỉ là một bản tuyên ngôn ý định, nói lên ý nguyện giải phóng dân tộc của nhân dân Hoa Kỳ trong một giai đoạn lịch sử. Nó không có giá trị pháp lý của một hiệp ước và không có hiệu lực chấp hành. Mãi 6 năm sau, Anh Quốc mới ký Hiệp Định năm 1782 để trao trả độc lập cho Hoa Kỳ.

2). Sau cuộc đảo chính Nhật ngày 9-3-1945, vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Việt Nam Độc Lập ngày 11-3-1945. Đây cũng chỉ là bản tuyên ngôn ý định nói lên ước nguyện của dân tộc Việt Nam. Mãi 4 năm sau, ngày 8-3-1949, Hiệp Định Élysée mới được ký kết để hủy bãi các Hiệp Ước Thuộc Địa, và Hiệp Ước Bảo Hộ để trao trả chủ quyền độc lập và thống nhất cho Quốc Gia Việt Nam.

3). Tuyên Ngôn Độc Lập của Sukarno ngày 17-8-1945 sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh. Vậy mà mãi 4 năm sau, tháng 12-1949 Hòa Lan mới ký Hiệp Định Amsterdam để trả độc lập cho Nam Dương.

4). Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 của Hồ Chí Minh cũng chỉ là bản tuyên ngôn ý định, và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) chỉ được thừa nhận trên thực tế (9 năm sau) bởi Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva ngày 20-7-1954.

Do đó bản Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954, vì không mang chữ ký của bất cứ đại diện nào trong số 9 quốc gia tham dự Hội Nghị Geneva, nên không phải là một hiệp ước, không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực chấp hành.

VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ KHÔNG VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENEVA 1954 KHI TỪ CHỐI TỔ CHỨC TỔNG TUYỂN CỬ NĂM 1956.

Ngay trong ngày 21-7-1954, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ đại diện Quốc Gia Việt Nam đã ra tuyên cáo phản kháng sự áp đặt các giải pháp chính trị trong một hiệp định thuần túy quân sự như Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva 1954, mà không có sự thỏa thuận và ký kết của phái đoàn Quốc Gia Việt Nam. Vả lại các tướng lãnh Henri Delteil và Tạ Quang Bửu cũng không có tư cách đại diện cho nhân dân Việt Nam, Cam Bốt và Ai Lao để ký những hiệp ước ngoại giao nhằm giải quyết những vấn đề chính trị chiếu nguyên tắc Dân Tộc Tự Quyết.

Tại Triều Tiên, Hiệp Định Đình Chiến Bàn Môn Điếm được ký từ 54 năm nay. Vậy mà cho đến nay, vẫn chưa có một giải pháp chính trị nào để thực hiện sự thống nhất Triều Tiên.

Vả lại các Hiệp Định Đình Chiến ở Việt Nam, Ai Lao và Cao Miên do các Tướng Henri Delteil và Tạ Quang Bửu ký ngày 20-7-1954 cũng chỉ đề cập đến những vấn đề quân sự, như ngừng bắn, rút quân, quân số, võ khí, căn cứ quân sự, liên minh quân sự, tha tù binh, Ban Liên Hợp Quân Sự và Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến v...v.... (Trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Cam Bốt có chữ ký của Tướng Nhiek Tioulong, đại diện Tổng Tư Lệnh các Lực Lượng Vũ Trang Quốc Gia Khờ Me).

8 năm sau, năm 1962, cũng tại Geneva, một giải pháp chính trị về Quy Chế Trung Lập Ai Lao mới được các đại diện của 14 quốc gia ký kết trong Bản Tuyên Cáo ngày 23-7-1962 để thừa nhận nền trung lập của Ai Lao. Đó là:

- 5 ngoại trưởng của Ngũ Cường là Rusk (Hoa Kỳ), Home (Anh Quốc), Gromyko (Liên Xô), Couve de Mourville (Pháp) và Trần Nghị (Trung Cộng);

- 6 đại diện các quốc gia Đông Dương và kế cận là Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu (Việt Nam Cộng Hòa), Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm (Bắc Việt), Tioulong (Căm Bốt), Pholsena (Ai Lao), Jayanama (Thái Lan) và U Thi Han (Miến Điện); và

- 3 đại diện các quốc gia trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là Menon (Ấn Độ), Green (Gia Nã Đại) và Rapacki (Ba Lan).

Khác với Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Ai Lao ngày 20-7-1954, Bản Tuyên Cáo về Nền Trung Lập của Ai Lao ngày 23-7-1962 là một hiệp ước ngoại giao có tác dụng chính trị nhằm quyết định Quy Chế Trung Lập của Ai Lao.

Trở lại việc thực thi Hiệp Định Đình Chiến Geneva 1954, trong thời hạn tập kết 300 ngày, từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1955, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đang lo tổ chức cuộc di cư và định cư cho gần một triệu đồng bào Miền Bắc tỵ nạn Cộng Sản thì Hồ Chí Minh và Lê Duẩn đã chuẩn bị tái phát động chiến tranh theo lớp lang như sau:

- Chôn giấu võ khí để chờ cơ hội tái phát động chiến tranh.

- Gài các cán binh vào các cơ quan chính quyền địa phương hay các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, phản gián và lũng đoạn.

- Xoa dịu đấu tranh đối với những thành phần mệnh danh là địa chủ để xóa bỏ hận thù. Nếu không dỗ dành được thì thủ tiêu.

- Tập kết ra Bắc những cán binh có khả năng để tái huấn luyện chờ ngày trở lại.

- Đặc biệt là trong những tuần lễ sau cùng của thời hạn tập kết, gấp rút tổ chức những đám cưới tập thể cho hàng vạn cán binh ra đi bỏ lại hàng vạn thiếu nữ trẻ, nhiều cô chỉ chung sống với chồng dăm ba hôm. Đó là kế hoạch cấy người, gây hạt nhân để 2 năm sau, khi những cán binh Miền Nam hồi kết, họ có sẵn những tiểu tổ bí mật để hoạt động, tuyên truyền và gây cơ sở quần chúng. Đồng thời thành lập các đơn vị võ trang địa phương để yểm trợ các lực lượng võ trang từ Miền Bắc kéo vào.

- Sau đó công khai hóa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để phát động chiến tranh võ trang nhằm thôn tính Miền Nam bằng võ lực.

Như vậy Bắc Việt đã vi phạm nghiêm trọng Hiệp Định Geneva 1954 bằng cách chuẩn bị chiến tranh võ trang ngay từ khi thời hạn tập kết 300 ngày chưa kết thúc.

Theo chính sách cố hữu của Cộng Sản, các hiệp ước ngoại giao chỉ là những cơ hội hay phương tiện nhằm thực hiện được những mục tiêu chính trị giai đoạn:

1. Ký Hiệp Ước Sơ Bộ Sainteny ngày 6- 3-1946 nhờ Pháp tống xuất quân đội Trung Hoa để thừa cơ thanh toán các đảng phái quốc gia như Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội, Đại Việt, Duy Dân, v.v... Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ I (1946-1954).

2. Ký Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự Geneva ngày 20-7-1954 để tống xuất quân đội Pháp và cướp chính quyền tại Miền Bắc. Sau đó lại phát động Chiến Tranh Đông Dương Thứ II để thôn tính Miền Nam.

3. Ký Hiệp Định Hòa Bình Paris ngày 27-1-1973 để tống xuất quân đội Hoa Kỳ. Và hai năm sau, khi Hiệp Định còn chưa ráo mực, lại phát động tổng tấn công võ trang để thôn tính Miền Nam.

Bằng những thủ đoạn gian manh trí trá, không đếm xỉa đến chữ ký và danh dự quốc gia, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa đất nước ra khỏi cộng đồng nhân loại văn minh. Đồng thời dạy cho các thế hệ thanh niên nam nữ những thủ đoạn gian manh quỷ quyệt làm suy đồi văn hóa đạo lý và sa đọa con người đến cả trăm năm về sau.

Hơn 50 năm nhìn lại chúng ta không khỏi ngậm ngùi:

Đại hạnh của Ấn Độ là có một Gandhi theo Chủ Nghĩa Dân Tộc.

Đại bất hạnh của Việt Nam là có một Hồ Chí Minh theo Chủ Nghĩa Quốc Tế Vô Sản.

PHỤ ĐÍNH

Để có tài liệu tham khảo trong việc tìm hiểu sự thật lịch sử, chúng tôi trích lược một số điều khoản căn bản trong hai tài liệu liên quan đến Hiệp Định Geneva 1954:

1) Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 có 2 chữ ký, một của Thiếu Tướng Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, và một của Thiếu Tướng Henri Delteil thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương.

2) Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954 của Hội Nghị Geneva. Bản Tuyên Ngôn này không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào trong 9 quốc gia tham dự Hội Nghị. Hai Tướng Henri Delteil và Tạ Quang Bửu cũng không ký tên vào bản Tuyên Ngôn Sau Cùng.

Những tài liệu này được trích từ cuốn “Vì Độc Lập Hòa Bình: Đông Dương 1954/1973” do các tác giả Thế Nguyên, Diễm Châu, và Đoàn Tường xuất bản tại Saigon năm 1973, và đã được nhà Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ sau 1975. * * * TÀI LIỆU I

HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHỈ CHIẾN SỰ Ở VIỆT NAM NGÀY 20-7-1954

CHƯƠNG I:

GIỚI TUYẾN QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI QUÂN SỰ

Điều 1: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ, để lực lượng của hai bên, sau khi rút lui, sẽ tập hợp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy: Lực lượng Quân đội Nhân Dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, Lực lượng Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến. CHƯƠNG II

NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH THỨC THI HÀNH HIỆP ĐỊNH NÀY

Điều 10: Các Bộ Tư lệnh quân đội đôi bên, một bên là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, một bên là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, sẽ ra lệnh hoàn toàn đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cho tất cả lực lượng võ trang đặt dưới quyền của họ, kể tất cả các đơn vị và nhân viên Lục, Hải, Không quân, và bảo đảm sự thực hiện đình chỉ chiến sự đó (...)

CHƯƠNG III

CẤM ĐEM THÊM QUÂN ĐỘI, NHÂN VIÊN QUÂN SỰ, VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC MỚI-CĂN CỨ QUÂN SỰ

Các Điều 16 đến 19: Kể từ khi Hiệp Định này bắt đầu có hiệu lực, cấm không được tăng thêm vào nước Việt Nam mọi bộ đội và nhân viên quân sự, mọi thứ vũ khí đạn dược, không được thành lập những căn cứ quân sự mới hay những căn cứ quân sự ngoại quốc và không được gia nhập một Liên Minh Quân Sự nào.

CHƯƠNG IV

TÙ BINH VÀ THƯỜNG DÂN BỊ GIAM GIỮ

Điều 21: Việc tha và cho hồi hương những tù binh và những thường dân đang bị mỗi bên trong hai bên giam giữ sẽ tiến hành theo những điều kiện sau đây: Kể từ khi Hiệp Định này bắt đầu có hiệu lực, các tù binh và thường dân bị giam giữ sẽ được tha trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày sự ngừng bắn được thực sự thi hành tại mỗi chiến trường.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN LINH TINH

Điều 24: Hiệp Định này áp dụng cho tất cả những lực lượng vũ trang của đôi bên. Lực lượng vũ trang của mỗi bên sẽ phải tôn trọng khu phi quân sự và lãnh thổ đặt dưới quyền kiểm soát quân sự của bên kia và sẽ không có hành động hoặc hoạt động gì chống bên kia, hoặc một hoạt động phong tỏa bất cứ bằng cách nào ở Việt Nam. Danh từ “lãnh thổ” nói đây bao gồm cả hải phận và không phận.

CHƯƠNG VI

BAN LIÊN HỢP VÀ BAN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Điều 26: Trách nhiệm thực hiện Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự là thuộc về hai bên.

Điều 29 và Điều 34: Viêc giám sát và kiểm soát sự thực hiện ấy do một Ban Quốc Tế bảo đảm. Ban ấy gồm một số đại biểu bằng nhau của Ấn Độ, Ba Lan và Gia Nã Đại, do Đại Biểu Ấn Độ làm chủ tịch....

Làm tại Giơ-neo-vơ ngày 20 tháng 7 năm 1954, lúc 24 giờ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt Nam; cả hai bản đều có giá trị như nhau.

Thay mặt Tổng Tư Lệnh Thay mặt Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Quân Đội Liên Hiệp Pháp Việt Nam ở Đông Dương TẠ QUANG BỬU HENRI DELTEIL Thứ Trưởng Bộ Quôc Phòng Thiếu Tướng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

TÀI LIỆU II

TUYÊN NGÔN SAU CÙNG NGÀY 21-7-1954

Ngày 21 tháng 7 năm 1954 của Hội Nghị Geneva về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương, với sự tham gia của đại biểu Cao Miên, Quốc gia Việt Nam, Mỹ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa, Anh và Liên Sô. Hội Nghị chứng nhận những bản Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự ở Cao Miên, Lào, và Việt Nam và tổ chức sự kiểm soát quốc tế và sự giám sát việc thi hành những điều khoản của các Hiệp Định đó. Hội Nghị hài lòng về việc chấm dứt chiến sự ở Cao Miên, Lào và Việt Nam. Hội Nghị tỏ lòng tin tưởng rằng việc thi hành những diều khoản ghi trong bản Tuyên Bố này và trong những Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự làm cho ba nước Cao Miên, Lào và Việt Nam từ nay có thể nhận, với độc lập và chủ quyền hoàn toàn, vai trò của mình trong tập thể hòa bình của các nước.

Hội Nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau Tổng Tuyển Cử tự do và bỏ phiếu kín.

Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bầy tỏ ý muốn, cuộc Tổng Tuyển Cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc Tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám Sát và Kiểm Soát Quốc Tế đã nói trong Hiệp Định Đình Chỉ Chiến Sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó....

* * * Bản Tuyên Ngôn Sau Cùng ngày 21-7-1954 của Hội Nghị Geneva không có chữ ký của đại diện 9 quốc gia tham dự Hội Nghị, kể cả hai nước Việt Nam là Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam) và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc). Đây chỉ là bản tuyên ngôn ý định, không phải là hiệp định nên không có hiệu lực chấp hành.

Theo các tác giả Thế Nguyên, Diễm Châu và Đoàn Tường trong cuốn Đông Dương 1945/1973, trang 28: “Cả hai phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký bất cứ một văn kiện nào của Hội Nghị Genève 1954”

Luật Sư Nguyễn Hữu Thống